Xín Mần đã thoát nghèo

MInh Nhật-Thứ tư, ngày 22/01/2014 21:19 GMT+7

Có thể, người ta chỉ nhớ đến Xín Mần - huyện biên cương miền núi heo hút của tỉnh Hà Giang trong thoáng chốc khi đi qua vùng đất này nếu không có một cách làm “từ thiện” độc đáo…

Ba năm trước, thông tin khánh thành cầu Na Lan - huyện Xín Mần do Công ti Cổ phần Him Lam và LienVietPostBank đầu tư 20 tỉ xây dựng đã khiến giới truyền thông xôn xao và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhiều người không ngần ngại đặt câu hỏi: Liên Việt đâu có thuộc đối tượng được giao thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ? LienVietPostBank là ngân hàng cổ phần, không thuộc đối tượng được giao thực hiện NQ 30A của Chính phủ nhưng Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên Việt, ông Dương Công Minh vốn là người luôn mong muốn “Gắn xã hội trong kinh doanh”. Khi biết được, còn một số huyện nghèo chưa có đơn vị đỡ đầu, ông đã bàn với ban lãnh đạo và quyết định chọn huyện Xín Mần để đầu tư.

‘ Cầu Na Lan đi vào sử dụng đã giúp giao thông ở đây thuận tiện hơn

Với mục tiêu giúp Xín Mần thoát nghèo bền vững, Công ti CP phát triển Xín Mần đã ra đời với hai cổ đông là Công ti CP Him Lam và LienVietPostBank. Công ti CP Xín Mần hoạt động thông qua cầu nối là Hội Cựu chiến binh và không vì mục đích lợi nhuận; Nếu có lợi nhuận sẽ tái đầu tư cho người dân huyện Xín Mần để đẩy nhanh mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đây là mô hình hoạt động chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nên đề án phải trình Chính phủ phê duyệt mới đi vào hoạt động.

Khác với cách làm của nhiều đơn vị đang thực hiện là rót tiền vào giúp dân làm nhà, xây dựng hạ tầng (làm đường, thủy lợi), là Công ti CP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt đã đi theo một hướng khác. Đó là tập trung vào giáo dục, đào tạo con người. Thay đổi một huyện nghèo cần có thời gian, vì thế Công ti CP phát triển Xín Mần đã bắt tay xây dựng trường học nội trú, cấp tiền ăn học cho con em dân tộc, thậm chí thuê, trả lương cao cho giáo viên để phát triển giáo dục vùng đất này…

‘ Trường học do Công ti Cổ phần phát triển Xín Mần xây dựng

Tính tới thời điểm này, công ti đã đào tạo xong 112 con em người địa phương, trong đó có 38 giáo viên mầm non, 38 y sỹ đa khoa, 36 y tá kiêm cô đỡ thôn bản; Xây dựng xong xưởng thu mua, chế biến và đã thu mua 1.200 tấn ngô cho nông dân; Thiết kế và đang triển khai trồng 1.000 ha rừng; Xây dựng xong nhà máy sơ chế gỗ để đón đầu việc hoàn thành chu trình trồng rừng cây công nghiệp.

TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank cho biết thêm: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ kết hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo lao động là người Xín Mần để xuất khẩu lao động. Mọi chi phí đào tạo đều do Công ti CP Đầu tư Xín Mần chi trả".

Chỉ hơn ba năm, cách làm "từ thiện độc đáo" của LienVietPostBank và Công ti CP Him Lam đã mang lại sự đổi thay rõ nét cho Xín Mần - huyện vùng cao từng được coi là “nghèo nhất nước”. Từ các xã vùng sâu, vùng xa đến trung tâm huyện, nhiều công trình được xây dựng khang trang, đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống của đồng bào các dân tộc được đổi thay rất nhiều từ cách nghĩ đến cách làm.

Ba năm không phải là thời gian dài so với quy mô kỳ vọng của Nghị quyết 30A của Chính phủ nhưng Công ty CPPT Xín Mần đã thực hiện được khối lượng công việc rất lớn, thiết thực và hiệu quả.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước