Độc đáo đàn Goong vùng Tây Nguyên

Kông Chí - Thảo Trà-Thứ bảy, ngày 15/02/2014 11:34 GMT+7

Cây đàn Goong gắn bó với mọi người con Tây Nguyên. (Ảnh: Báo Phú Yên)

Bên cạnh những nhạc cụ phổ biến như cồng chiêng, tiếng đàn T’rưng hay đàn Đinh Năm, Đinh Pút, Tây Nguyên còn có một nhạc cụ độc đáo khác - cây đàn Goong.

Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, hội tụ của nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến các nhạc cụ của đồng bào nơi đây. Với những nét độc đáo và những giá trị trong đời sống của đồng bào, đàn Goong là một phần tạo nên sự đa dạng và đặc sắc về văn hóa giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Để chơi Goong, người ta chống gốc đàn vào bụng, hai bàn tay vừa đỡ thân đàn, vừa dùng ngón để gảy. Âm thanh đàn Goong được truyền từ dây qua thân đàn đến bầu cộng hưởng. Âm thanh ấy, như cách nói của đồng bào nơi đây, lúc rạo rực như tiếng chim Chơ Rao, da diết như con thú hoang gọi bầy, lúc êm đềm như buổi chiều Tây Nguyên dần tắt nắng, hiền dịu như róc rách suối chảy.

Cũng bởi âm thanh đa dạng ấy mà đàn Goong được các chàng trai sử dụng để chơi độc tấu hoặc cũng có thể dùng để đệm cho nhau hát và còn là phương tiện để họ nói thay tâm sự, cảm xúc của mình dành cho cô gái.

Với âm vang, rộn ràng, tiếng đàn Goong cũng không thể thiếu trong những dịp vui, dịp lễ hội của đồng bào nơi đây. Những dịp này, các chàng trai còn “đấu” đàn Goong với nhau, theo cách gọi vui của đồng bào nơi đây, để xem ai chơi to hơn, âm thanh vang hơn, giai điệu hay hơn.

Tiếng đàn Goong đã tạo nên niềm vui, sự hứng khởi, đã cố kết mọi người lại gần nhau hơn, tạo nên không khí mùa xuân, không khí lễ hội của cả buôn làng, của cộng đồng Tây Nguyên.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước