Bệnh thủy đậu - Cách phòng tránh và xử trí khi mắc phải

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
06:00 ngày 06/04/2018

VTV.vn - Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh cần được xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Người mắc bệnh thủy đậu thường xuất hiện các triệu chứng như:

- Sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp.

- Nổi lên những dát đỏ nhanh chóng phát triển thành mụn nước, chỉ trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Chúng có thể nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính từ 2 – 3 mm, chứa dịch trong. trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn, hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước có màu đục do chứa mủ.

- Đôi khi ở niêm mạc miệng, họng có xuất hiện mụn nước sau tạo thành các vết loét khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống.

- Ngứa nhiều nơi mụn nước.

- Một số trường hợp kèm theo viêm đường hô hấp: đau rát họng, ho, khạc đờm.

- Bệnh kéo dài 7 - 10 ngày nếu không xảy ra biến chứng, sau đó các nốt sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước và không để lại sẹo. Nếu nhiễm trùng có thể để lại sẹo.

Cách xử trí khi mắc bệnh

Bệnh thủy đậu - Cách phòng tránh và xử trí khi mắc phải - Ảnh 1.

Người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu.

Khi bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý.

Người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này khi không kiềm chế được, bạn nên cắt móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Khi bị thủy đậu người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng, hợp khẩu vị nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, điều trị lâu ngày không khỏi,... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu - Cách phòng tránh và xử trí khi mắc phải - Ảnh 2.

Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, điều trị lâu ngày không khỏi,... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh thủy đậu bạn cần:

Tiêm vaccine phòng bệnh: Tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần.

Cách ly với nguồn bệnh: Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc  nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

Cần đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.

Cùng chuyên mục