Ung thư vú có di truyền không?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
05:50 ngày 27/03/2018

VTV.vn - Lo lắng ung thư vú có di truyền không là hoàn toàn có cơ sở khi không ít gia đình có cả mẹ và con gái hay hai chị em đều bị chẩn đoán mắc căn bệnh ác tính này.

Ung thư vú phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Lo lắng ung thư vú có di truyền không là hoàn toàn có cơ sở khi không ít gia đình có cả mẹ và con gái hay hai chị em đều bị chẩn đoán mắc căn bệnh ác tính này.

Ung thư vú có di truyền không?

Một thực tế đã được thừa nhận lâu nay là một phần nguy cơ khiến ai đó mắc bệnh ung thư là yếu tố di truyền. Mặc dù bản thân ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì vậy những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư như mẹ, chị/em gái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

Ung thư vú có di truyền không? - Ảnh 1.

Khoảng 10% ca mắc ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền

Có khoảng 10% số ca mắc ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền, chủ yếu do đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Đây là 2 loại gen có chức năng sửa chữa tế bào, giữ tế bào vú, buồng trứng cà các tế bào khác phát triển bình thường.

Không phải tất cả những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 đều bị ung thư vú nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 70% nữ giới mang gẹn đột biến này phát triển thành ung thư trước độ tuổi 80 tuổi. Ngoài ra, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Theo đó, nam giới mang gen đột biến BRCA2 có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao gấp 7 lần so với những người bình thường.

Ngoài đột biến gen BRCA1, BRCA2, các gen đột biến có liên quan đến ung thư vú là: ATM, TP53, CHEK2, STK11, PALB2…

Chia sẻ thêm về nguy cơ ung thư vú, Ths. BS Nguyễn Thị minh Hương - Trưởng khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: "Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư vú, trong đó có cả thói quen không ngờ như sử dụng nội tiết tố sau mãn kinh trong thời gian dài, béo phì, hành kinh sớm, mãn kinh muộn…

Làm sao để phát hiện bệnh sớm?

Để không bỏ qua bất kì dấu hiệu ung thư vú sớm nào, chị em cần cảnh giác với một số triệu chứng cảnh báo bệnh như vùng da quanh vú sần sùi, nổi hạch vú, nách, núm vú thụt vào trong, hình dạng, kích thước vú bị thay đổi, núm vú tiết dịch bất thường…

Ung thư vú có di truyền không? - Ảnh 2.

Chụp X-quang vú phát hiện những bất thường sớm ở vú

Khoảng 80 – 90% bệnh nhân ung thư vú phát hiện có khối u, khi ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể sờ nắn để phát hiện. Ngoài ra, BS Hương cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành nên quan tâm đến khám sàng lọc ung thư vú, điều này càng cấp thiết hơn với những chị em trên 40 tuổi và có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cho đến nay, chụp nhũ ảnh – X quang vú vẫn là phương pháp sàng lọc ung thư vú được đánh giá là hiệu quả. Một số phương pháp kết hợp bao gồm kết hợp khám vú lâm sàng, xét nghiệm CA 153, siêu âm vú, sinh thiết…

Cùng chuyên mục