Viêm phế quản ở trẻ và những điều mẹ cần biết

PV, icon
11:54 ngày 10/05/2018

VTV.vn - Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhất là trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị viêm phế quản mẹ nên làm gì để đảm bảo tốt sức khỏe cho con?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Virus là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản giai đoạn đầu, thường gặp ở trẻ sau khi bị cảm lạnh, sổ mũi, ho, viêm hô hấp trên.

Nếu như bé có những biểu hiện cảm lạnh, sổ mũi, ho cùng với sốt kéo dài trong nhiều ngày hoặc ho kéo dài từ 2-3 tuần mà không đỡ thì rất có thể bé đã bị viêm phế quản cấp. Bé bị viêm phế quản ho nhiều, đau rát họng và khạc đờm trắng hoặc xanh, vàng. Không chỉ bị sốt, trẻ còn có thể bị đau ngực, chán ăn, mệt mỏi, nôn trớ.

Bên cạnh đó, bé bị viêm phế quản phổi có thể do hít phải bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Viêm phế quản phổi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, do bệnh này có dấu hiệu giống với các bệnh đường hô hấp thông thường khác. Bé bị viêm phế quản phổi thường có dấu hiệu như sốt cao 39-40 độ C, ho, mũi có dịch màu, xanh, thở gấp, có các triệu chứng viêm phế quản nặng (bỏ bú, bỏ ăn, rút lõm lồng ngực, …)

Trẻ bị viêm phế quản mẹ cần làm gì?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…); có yếu tố nguy cơ trên nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

Viêm phế quản ở trẻ và những điều mẹ cần biết - Ảnh 1.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày

BSCKII Nguyễn Thị Thanh - BV Thu Cúc cho biết: "Với các trường hợp nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này".

Phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ em như thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ và những điều mẹ cần biết - Ảnh 2.

Khi trẻ có dấu hiệu viêm phế quản cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả

- Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra.

- Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ

- Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí

- Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.

- Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan

Cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục