Thực trạng nghề môi giới cầu thủ ở Việt Nam

Cập nhật 06:41 ngày 25/11/2015

Bóng đá Việt Nam đã đi lên chuyên nghiệp được 15 năm và đã có vô số những vụ chuyển nhượng cầu thủ đã được thực hiện với giá trị trung bình lên đến hàng tỉ đồng. Nhưng kì lạ 1 điều là cả 1 nền bóng đá như vậy lại chỉ có đúng 2 người có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi FIFA...

 


Mô hình đào tạo ở CLB Jeonbuk Huyndai Motors



Kì lạ hơn là chính những người có chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp đó lại không thành công bằng những người môi giới không có giấy phép. Vậy những giấy phép hành nghề như vậy có ý nghĩa thế nào với các nhà môi giới tại Việt Nam.

Không cần giấy phép những vẫn có thể hành nghề, thậm chí sống khoẻ với nghề, đó là thực trạng của nghề môi giới cầu thủ ở Việt Nam. Chỉ cần tìm được nguồn cung cầu thủ có chất lượng với giá rẻ mà chủ yếu là từ Châu Phi và Brazil, cùng với những mối quan hệ với các CLB, là bất kì ai cũng có thể trở thành những nhà môi giới.

Để tìm hiểu về thị trường cầu thủ ngoại tại Việt Nam, chúng tôi tìm đến 1 sân bóng, nơi các cầu thủ Châu Phi thường xuyên đến để tập luyện. Edu là 1 cầu thủ đã giải nghệ và sống ở Việt Nam được 11 năm. Giờ anh làm quản lý của African Team là 1 nhóm những cầu thủ Châu Phi đang chờ tìm việc ở Việt Nam.

Dù không thừa nhận mình là người môi giới, nhưng Edu cho biết anh đã giúp nhiều cầu thủ tìm được bến đỗ tại Việt Nam: 'Edu đưa mấy cầu thủ sang Việt Nam rồi, trước đây Edu đưa Nsi về đây, Edu đưa Nguyễn Rogers. Cầu thủ của Edu là Edu trả tiền vé máy bay. Khi nào cầu thủ tốt Edu trả tiền vé máy bay, nhiều người ở đây không phải Edu trả.'

Theo những người làm nghề môi giới, ở Việt Nam hiện nay công việc này đã khó khăn hơn trước rất nhiều, từ khi VPF hạn chế số lượng cầu thủ ngoại ở các CLB. Họ cũng gặp phải nhiều rủi ro nếu đưa cầu thủ sang mà không được CLB nào nhận.

Nhìn chung thị trường cầu thủ ở Việt Nam hiện vẫn đang được thả nổi, rất khó để có thể kiểm soát các hoạt động giao dịch mua bán ở lĩnh vực này, bởi đôi khi các hợp đồng chỉ được thoả thuận bằng miệng, và chỉ khi xảy ra tranh chấp thì những rắc rối mới bắt đầu nảy sinh.



Mời quý độc giả theo dõi các chương trình thể thao đã phát sóng của Ban Sản xuất các chương trình Thể Thao, Đài Truyền hình Việt Nam:
- NHỊP ĐẬP 360 ĐỘ THỂ THAO

Tuấn Đức
(Thethao.vtv.vn)