Cầu lông Việt Nam và câu chuyện nỗ lực chuyên nghiệp hóa

Đại Cán (Ban Thể Thao)Cập nhật 09:44 ngày 18/11/2016

VTV.vn - Bao năm qua chúng ta vẫn trăn trở với câu hỏi ai sẽ tiếp bước Tiến Minh, mặc cho thực tế rằng cầu lông là môn thể thao phổ biến bậc nhất ở Việt Nam.


Giải cầu lông các cây vợt xuất sắc toàn quốc là giải đấu cuối cùng trong năm của Liên đoàn cầu lông Việt Nam. Một năm bận rộn gần kết thúc cũng là lúc những người làm chuyên môn và quản lý nhìn lại những gì đã qua và chuẩn bị kế hoạch cho năm tiếp theo.

Cầu lông là 1 trong số những môn thể thao có phong trào tập luyện thi đấu mạnh nhất cả nước, tuy nhiên vẫn chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, chúng ta chưa có nhiều vận động viên đủ tầm cạnh tranh ở các giải đấu lớn, nhiều năm qua cái tên Nguyễn Tiến Minh gần như vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam được sướng tên trên trường quốc tế. Liên đoàn cầu lông sẽ có biện pháp gì để giải quyết thực trạng này trong năm tới…

Cầu lông có lẽ là môn thể thao có nhiều giải đấu nhất trong năm. Liên đoàn cầu lông Việt Nam tổ chức 8 giải trải dài từ tháng 3 tới tháng 11 tạo sân sân chơi để các vận động viên mọi lứa tuổi, mọi trình độ thi đấu cọ sát. Xen kẽ là 3 giải đấu quốc tế chất lượng giúp các tay vợt mạnh của Việt Nam thử sức cùng VĐV nước ngoài. Trong năm tới điều này sẽ còn được cải thiện.

Ông Lê Thanh Sang, Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam chia sẻ: "Sắp tới đây thì nhà nước sẽ chỉ chi cho mỗi bộ môn có thể là 4 giải thôi, cầu lông Việt Nam tiếp tục tổ chức 8 giải, chúng tôi sẽ vận động kinh phí, và vẫn tiếp tục 3 giải quốc tế, công tác xã hội hóa làm tốt, chúng tôi có 3 giải lớn kinh phí từ nhà tài trợ khoảng 3 tỉ, năm tới đây chúng tôi tiếp tục thêm 1 giải quốc tế nữa là đồng đội hỗn hợp Surdiman Cup tại Tp Hồ Chí Minh".

Liên đoàn cầu lông Việt Nam trong nỗ lực phát triển bộ môn đã tổ chức nhiều khóa đào tạo trọng tài, thua chuyên gia, rồi cử các vận động viên đi tập huấn. Những việc đó giúp phong trào đi lên nhưng chưa đủ để có nguồn lực cạnh tranh ở quốc tế. Bởi mình đầu tư 1, quốc tế đầu tư 10. Điều này Nguyễn Tiến Minh hiểu rõ hơn ai hết.

Nguyễn Tiến Minh cho biết: "Vài giải gần đây mình thấy các bạn đánh với mình cũng bớt nản, trình độ cải thiện nhưng chỉ là so trong nước thôi, ra quốc tế vẫn còn chênh lệch đẳng cấp. Các tay vợt trẻ quốc tế được đầu tư rất mạnh, tốc đỗ và kĩ thuật Việt Nam mình còn kém rất xa".

"Chúng tôi yêu cầu các địa phương cũng phải cho các vận động viên đi thi đấu nước ngoài khi chúng tôi tập huấn rồi, anh cũng phải đầu tư, gia đình và các địa phương cũng phải cho các vđv đi thi đấu nước ngoài để tích điểm, bổ sung nguồn lực dự tuyển, phấn đấu olympic 4 năm nữa ở Nhật Bản vẫn phải có vđv tham dự", ông Lê Thanh Sang, Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam cho biết thêm.

Bao năm qua chúng ta vẫn trăn trở với câu hỏi ai sẽ tiếp bước Tiến Minh, mặc cho thực tế rằng cầu lông là môn thể thao phổ biến bậc nhất ở Việt Nam.

"Mình không biết cầu lông là môn thứ mấy ở Việt Nam, nhưng mình chắc chắn là nhiều người chơi nhất, môn này nó vui, dễ chơi dễ gần hơn những môn khác", Tiến Minh cho hay.

Làm gì để khiến phong trào trở nên chuyên nghiệp, làm sao để 1 tài năng trẻ tiếp tục theo đuổi đam mê phát triển thành VĐV đẳng cấp và làm thế nào để cầu lông Việt Nam có thêm những Tiến Minh trong tương lai, đó sẽ là những vấn đề cần nằm trong kế hoạch sắp tới của Liên đoàn cầu lông Việt Nam.

Những thay đổi đáng chú ý tại F1 trong 5 năm qua

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà phải sau 5 năm GP Trung Quốc mới quay trở lại bản đồ của môn thể thao này.