Khoa học dinh dưỡng trong thể thao: Vấn đề quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam

Cập nhật 05:39 ngày 18/09/2015

Khoa học dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng đối với thể thao đỉnh cao, tuy nhiên với thể thao Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

 





Nếu 1 người binh thường hoàn toàn không vận động, 1 ngày người đó vẫn tiêu thụ năng lượng khoảng 200 – 300 kcal. Con số này với 1 VĐV là khoảng 2.000 kcal, tức là gấp từ 7 – 10 lần người thường.

Theo tính toán của các nhà khoa học, lượng calo tiêu chuẩn cho nam giới hấp thụ trong một ngày rơi vào mức 2,400 – 3,000 kcal  còn đối với nữ giới là từ 2,000 – 2,400 kcal. Đối với các VĐV, tùy môn thể thao mà lượng calo cần phải hấp thụ để có thể đáp ứng quá trình tập luyện cũng như thi đấu cũng có sự khác biệt. Không chỉ cần ăn đủ để bù đắp cho năng lượng bị đốt cháy, các VĐV còn cần ăn đúng những chất có lợi cho môn thể thao của mình và chi tiết hơn, là còn phải có lợi cho cơ thể của từng người.

Lấy ví dụ ở môn quần vợt, quá trình vươn lên vị trí số 1 thế giới của Novak Djokovic gắn liền với 1 thực đơn khoa học, trong đó kiên quyết loại bỏ chất gluten ra khỏi thức ăn hàng ngày, đây là 1 loại protein khiến tay vợt người Serbia gặp vấn đề với đường hô hấp trong những cuộc đua dai dẳng về mặt thể lực.
Còn với chị em nhà Williams, do cô chị mắc hội chứng mang tên Sjogren, phải ăn chay nên phải nạp năng lượng bằng các loại trái cây và rau không nấu chin thì cô em số 1 thế giới cũng tuân thủ 1 thực đơn tương tự, có chút khác biệt là được phép bổ sung trứng, sữa, bơ, phô mai. Phải nói rằng, thực vật nếu sử dụng đúng cách hoàn toàn đủ cho nhu cầu vận động với cường độ cao.

Các VĐV trên thế giới luôn được quan tâm về dinh dưỡng một cách khoa học. Còn ở Việt Nam thì điều này lại không được chú trọng. Chúng tôi tiến hành khảo sát với đội tuyển xe đạp địa hình Việt Nam. Đây là môn thể thao đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai nhưng nhìn vào bữa cơm ngon và no này của các tuyển thủ, chúng tôi lại thấy những món ăn thiên về các chất béo, tức là phù hợp với môn bơi hay cử tạ.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp Mô tô thể thao Việt Nam chia sẻ: “Các VĐV không có kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng khoa học. Thường họ chỉ nhìn nhau, làm theo nhau, hoặc nghe người này người khác.”

Đó là thực trạng chung ở thể thao Việt Nam. Cũng có những trường hợp ngoại lệ được chăm sóc dinh dưỡng một cách đặc biệt như Ánh Viên hay đội tuyển U19 Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên, đó chỉ là sự đầu tư đơn lẻ của ngành thể thao cho 1 cá nhân xuất sắc hoặc là sự quan tâm của 1 doanh nghiệp cho 1 thế hệ cầu thủ trẻ tài năng. Thiết nghĩ, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa vào ứng dựng rộng rãi khoa học dinh dưỡng cho các VĐV nếu Thể thao Việt Nam muốn phát triển một cách bền vững.



Mời quý độc giả theo dõi các chương trình thể thao đã phát sóng của Ban Sản xuất các chương trình Thể Thao, Đài Truyền hình Việt Nam:
- NHỊP ĐẬP 360 ĐỘ THỂ THAO

Việt Khuê - Trung Tiến - Trần Nam - - Hữu Trường
(Thethao.vtv.vn)

Những thay đổi đáng chú ý tại F1 trong 5 năm qua

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà phải sau 5 năm GP Trung Quốc mới quay trở lại bản đồ của môn thể thao này.