Tìm hiểu khái niệm “Chuẩn Olympic”

Cập nhật 06:27 ngày 15/10/2015

Khái niệm chuẩn Olympic mà chúng ta hay gọi nôm na thì khá dễ hiểu, tức là đủ tiêu chuẩn dự Olympic. Nhưng với từng môn cụ thể, như thế nào là đủ tiêu chuẩn thì đó lại là cả một hệ thống thi đấu hoặc tính điểm khá phức tạp.

 





Olympic, Đại hội thể thao uy tín và quy mô nhất hành tinh 4 năm mới diễn ra một lần, là nơi thường quy tụ hàng chục ngàn VĐV xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Nghe con số hàng chục ngàn VĐV thì có vẻ nhiều nhưng thực ra, để lọt vào danh sách hàng chục ngàn VĐV đó lại là cả một hành trình dài, nhiều thách thức với ngưỡng mà họ phải vượt qua theo cách nói của Việt Nam là CHUẨN OLYMPIC, tức là đủ tiêu chuẩn để dự Olympic.

Nhưng với số lượng môn thi luôn xấp sỉ 30 môn qua vài kỳ Olympic gần đây, nếu môn nào cũng tổ chức các cuộc thi vòng loại xem ra sẽ rất tốn kém bởi hầu hết các môn hàng năm đều có những giải đấu cấp thế giới, đó là lý do mà ở mỗi môn thi khác nhau, có thể lại có những cách để tính chuẩn Olympic khác nhau. Nhưng xét tổng thể thì có 3 cách cơ bản:

1.     Xét thành tích ở các giải đấu chính thức cấp Châu lục và Thế giới

2.     Thi đấu vòng loại (Thường áp dụng với các môn bóng)

3.     Xét đặc cách (thường chỉ giành cho những quốc gia có quá ít VĐV để điều kiện tham dự)

Nếu như cách thứ 2 và thứ 3 là tương tối rõ ràng thì tiêu chí đầu tiên mang đến một chút sự khó hiểu với hai khái niệm phụ đi kèm là “CHUẨN A” VÀ “CHUẨN B”.

Chuẩn A: Là những VĐV đã đạt hoặc vượt thành tích theo quy định và chắc chắn được góp mặt ở các cuộc thi chính thức tại Olympic.

Trong khi Chuẩn B: Dành cho những VĐV đạt thành tích nằm trong ngưỡng được phép tham dự các cuộc thi vòng loại của Olympic hoặc trong diện chờ để tiếp tục xét từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng VĐV tham dự ở môn hoặc nội dung đó.

Để đỡ phức tạp thì mới đây, Điền kinh đã bỏ khái niệm chuẩn B, mặt hạn chế của nó là sẽ phải sát đến thời điểm Olympic, những VĐV có thành tích tiệm cận với chuẩn mới biết được mình có chắc chắn được dự Olympic hay không, sau khi các giải đấu tiền Olympic kết thúc, như trường hợp của VĐV Nguyễn Thị Huyền, trong khi ở một số môn khác, điển hình là Bơi thì vẫn có chuẩn A và chuẩn B nhưng kèm theo đó sẽ là những cuộc thi vòng sơ loại tại Olympic.

Thế để thấy, việc đạt chuẩn Olympic và việc được tranh tài ở các cuộc thi đấu chính thức tại Olympic đôi khi lại là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.



Mời quý độc giả theo dõi các chương trình thể thao đã phát sóng của Ban Sản xuất các chương trình Thể Thao, Đài Truyền hình Việt Nam:
- NHỊP ĐẬP 360 ĐỘ THỂ THAO

Tiến Kiên
(Thethao.vtv.vn)

Những thay đổi đáng chú ý tại F1 trong 5 năm qua

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà phải sau 5 năm GP Trung Quốc mới quay trở lại bản đồ của môn thể thao này.