Vài nét về NBA Draft- một trong những đặc sản của thể thao Mỹ

Cập nhật 01:14 ngày 25/06/2014

Khi nhắc tới NBA, giải bóng rổ mạnh nhất thế giới và thậm chí còn hấp dẫn hơn nhiều lần giải bóng rổ vô địch thế giới mà bạn chỉ nói tới các trận cầu, các ngôi sao mà bỏ qua NBA Draft thì thực sự quá đáng tiếc. Ngày 27-6 tới (theo giờ Việt Nam), NBA Draft 2014 sẽ được diễn ra và bài viết sau đây sẽ đề cập tới sự kiện này, được coi là 1 trong những đặc sản không chỉ của bóng rổ mà còn là nét góp phần làm nên đặc sản của nền thể thao thú vị nhưng còn chưa được nhiều người Việt Nam biết tới.

Không giống như bóng đá ở Châu Âu, nơi các đội bóng lớn có thể dùng tiềm lực kinh tế mua những ngôi sao triển vọng khiến cho các đội mạnh lại càng mạnh hơn, tại các giải thể thao lớn ở Mỹ, mà tiêu biểu là NBA, BTC dùng một hệ thống có phần công bằng hơn để các đội bóng yếu có cơ hội sở hữu được những cầu thủ nhiều triển vọng về với đội mình, hệ thống đó được gọi là NBA Draft. NBA Draft chính là cơ hội để các cầu thủ trẻ sẽ thể hiện hết kỹ năng của mình, là bước đệm hay như đúng nghĩa của nó là 'bản nháp' làm tiền đề cho sự nghiệp sau này ở NBA.

 

NBA Draft: Những luật cơ bản

Luật NBA Draft tương đối phức tạp đối với những người mới làm quen với bóng rổ. Chúng tôi có thể tóm tắt lại như sau:

- Các cầu thủ trẻ tham dự NCAA, D-League, hay các cầu thủ từ ngoài Bắc Mỹ sẽ tham gia đăng kí với NBA League bằng cách nộp hồ sơ lên Liên đoàn. Liên đoàn sẽ dựa vào những phân tích riêng qua việc xem xét những trận đấu và xếp hạng cho khoảng trên 60 cầu thủ theo thứ tự từ thấp đến cao. Xếp hạng này là khá công bằng nhưng cũng có tính tương đối. Các cầu thủ được Liên đoàn chấp thuận hồ sơ sẽ tham gia một khoá huấn luyện do NBA tổ chức nhằm nâng cao kĩ năng của mình hơn- khoá huấn luyện này cũng sẽ giúp NBA đánh giá thêm lần nữa những xếp hạng của mình.

- Sau mỗi một mùa giải, 14 đội bóng không được lọt vào vòng Playoff sẽ căn cứ vào thành tích xếp hạng và tham gia vào vòng quay Draft Lottery.

- Đội bóng nào xếp ở các thứ hạng gần với vị trí Playoff hơn (thứ 9 hoặc thứ 10 của miền) sẽ là đội bóng nằm ở thứ tự Draft sau cùng của Draft Lottery. 16 đội bóng có playoff mùa trước sẽ draft theo thứ tự dựa trên thành tích của 82 trận ở mùa giải chính thức năm ngoái (Ví dụ: San Antonio Spurs có thành tích tốt nhất trong 82 trận mùa trước nên họ sẽ draft ở vị trí thứ 30). Không có draft lottery ở vòng 2 mà sẽ chỉ dựa trên thành tích của 82 trận ở mùa giải chính thức để phân vị trí.

- Đội bóng nào xếp ở những vị trí “đáy” bảng xếp hạng sẽ có nhiều cơ hội để xếp được những vị trí cao tại Draft Lottery - đồng nghĩa là có nhiều cơ hội để lấy được những cầu thủ có chất lượng - theo tiêu chí xếp hạng của Liên đoàn. Vị trí số 1 NBA Draft Pick năm 2011 thuộc về Cleveland Cavaliers và họ đã sử dụng quyền này để đưa về Kyrie Irving- người đang là ngôi sao hiện tại của đội. Năm nay lại 1 lần nữa, đội bóng bang Ohio có được quyền draft ở vị trí số 1 (tiếng Anh là No.1 Draft)-đây là năm thứ 3 trong 4 năm liên tiếp Cleveland có được may mắn này.

- Tại kì NBA Draft, 14 đội bóng không có mặt tại Playoff của mùa giải trước sẽ là những đội bóng tham gia Draft đầu tiên. 16 đội bóng tham gia Playoff sẽ tham gia sau đó (giới truyền thông thì thường chú ý tới 14 cầu thủ đầu tiên được Draft hơn). Có 2 vòng tuyển chọn - tức là mỗi đội sẽ có 2 quyền được chọn tân binh. Tất nhiên, có 60 người được draft, nhưng không phải tất cả được kí hợp đồng và cũng vẫn có cơ hội cho những người không được chọn trong kì NBA Draft (undrafted). Chris Andersen- bigman phòng thủ của Miami Heat- đã phải chơi vài năm ở nước ngoài trước khi được trở về Mỹ thi đấu ở NBA.

 

- Các đội bóng có quyền chuyển nhượng tân binh cho nhau trong khoảng 3 ngày kể từ khi lấy được tân binh của mình. Tại Draft năm ngoái, cầu thủ vừa sang Việt Nam- Kelly Olynyk được Dallas chọn nhưng anh đã được chuyển sang Boston theo 1 thỏa thuận chuyển nhượng giữa Dallas-Boston và Atlanta.

- Trong khoảng thời gian chuyển nhượng của mùa giải trước thậm chí xa hơn, các đội bóng có quyền được đổi Draft cho nhau cũng như đổi Draft của mình để lấy cầu thủ. Đây thường là cách những đội bóng nhỏ hạn chế rủi ro: Ví dụ như năm 2012, Detroit Pistons lấy Corey Margette từ Charlotte Bobcats và đẩy Ben Gordon cùng suất draft vòng 1 của Pistons sang Bobcats. Tại draft năm nay, vị trí pick người của Pistons sẽ dành cho Bobcats

- Sau kì Draft, các cầu thủ tân binh sẽ tham gia một khoá huấn luyện nữa, với đội bóng của họ nhằm tăng thêm khả năng hoà nhập và thích nghi với môi trường mới. Và từ đây, họ sẽ xem xét được kí các hợp đồng nếu có khả năng. Các cầu thủ được draft vòng 1 sẽ được kí hợp đồng dạng 2+2 (tức là 2 năm đầu tiên và tùy chọn có thể kí tiếp cho 2 năm sau). Các cầu thủ Draft vòng 2 sẽ được kí hợp đồng 1+2 (tức là 1 năm đầu tiên và tùy chọn có thể kí tiếp cho 2 năm sau). Sau đó họ sẽ chính thức bước vào cuộc sống của 1 cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp.

 

NBA Draft 2014 kỉ niệm 30 năm ngày khái niệm này được đưa ra. Trước đó các đội sẽ chỉ draft dựa trên thành tích của mùa trước. NBA Draft 1984 được coi là 1 trong những  kì tuyển chọn thành công nhất khi có sự xuất hiện của những ngôi sao như Michael Jordan, Hakeem Olajuwon, Charles Barkley v.v. Và năm nay cũng là năm đầu tiên sau 30 năm, người xướng tên các cầu thủ được draft vòng 1 không phải là David Stern-người có công khai sinh ra NBA Draft khi ông đã thôi giữ chức Chủ tịch NBA mà thay vào đó là Adam Silver.


Đình Cường
(Thethao.vtv.vn)



Liên đoàn Triathlon Việt Nam chính thức thành lập

0 0 Xem thêm

VTV.vn - Đại hội thành lập Liên đoàn Triathlon Việt Nam (Triathlon Federation of Vietnam - VTRIF) nhiệm kỳ I (2024-2029) đã chính thức diễn ra sáng 23/4.