Hành trình của một cái tên

-Thứ sáu, ngày 18/04/2014 09:50 GMT+7

Người ta thường nói: Cái tên nói lên tất cả. Đặt tên cho công ty hay sản phẩm là một việc làm hết sức quan trọng vì cái tên chính là khởi đầu cho việc xây dựng thương hiệu. Tiếp theo đó, doanh nghiệp phải đầu tư, chăm chút, nuôi dưỡng cho “cái tên” đó, để nó có thể đứng vững, được quan tâm chú ý trên thị trường.

‘ Con đường của “cái tên“ được chia thành 4 giai đoạn: nhãn hiệu (trademark), thương hiệu (brand), tin hiệu (trustmark), và thương hiệu được yêu mến (lovemark).

1. Nhãn hiệu (Trademark)

Đặt tên cho một sản phẩm hay công ty không phải là một quyết định dễ dàng. Những công ty đời đầu thường đặt theo chức năng như Vifon – tên viết tắt của Công ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vietnam Industry Food Company); theo địa chỉ như Vinamilk (sữa Việt Nam)… Những công ty ra đời sau lại có những cái tên mỹ miều hơn như Hòa Phát, Thịnh Vượng… hay mang tên của doanh nghiệp như Duy Lợi, Thái Tuấn… Tất cả những cái tên được đặt ra như trên được gọi chung là nhãn hiệu. Khi mới xuất hiện trên thị trường nhãn hiệu đều như nhau, chưa được người tiêu dùng nhận biết rõ rệt. Việc ra đời hay mất đi của một nhãn hiệu thường không được biết đến do trên thị trường có hàng triệu triệu nhãn hiệu.

2. Thương hiệu (Brand)

‘ Khi nhãn hiệu bắt đầu được đầu tư phát triển, xây dựng được mối quan hệ tương đối với người tiêu dùng, thì nó sẽ trở thành thương hiệu. Khi một sản phẩm mà chỉ cần nhắc đến tên là đã được biết đến mà không cần thêm các tính từ mô tả, thì nhãn hiệu đó đã trở thành thương hiệu. Ở bậc thương hiệu, mức độ nhận biết sản phẩm cao hơn nhãn hiệu rất nhiều.

3. Tin hiệu (Trustmark)

Tin hiệu là thương hiệu đã được tin dùng. Điều đó đồng nghĩa với việc hình ảnh và chất lượng của sản phẩm hoặc công ty đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Khi có nhu cầu về một sản phẩm, người tiêu dùng có thể nghĩ ngay đến một thương hiệu để mua có nghĩa là thương hiệu này đã trở thành trustmark: muốn mua sữa sẽ nghĩ đến Vinamilk... Việc trở thành tin hiệu thực sự không phải dễ dàng, phải mất một thời gian dài gây dựng lòng tin từ người tiêu dùng. Ở mức độ trustmark, doanh nghiệp gần như đã thành công.

4. Đỉnh cao của nhãn hiệu (Lovemark)

Thế nhưng trong thời đại số này, mọi công ty muốn tồn tại và phát triển, đều phải tạo cho mình hình ảnh hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trở thành một trustmark đúng nghĩa. Muốn nổi bật, muốn khác biệt, doanh nghiệp phải đi thêm một bước nữa, nâng thương hiệu lên một bậc cao hơn – đó là lovemark. Chẳng hạn, bạn có chiếc máy nghe nhạc iPod, đi đâu bạn cũng mang theo, mỗi lần cần sử dụng bạn lại hỏi “cái iPod của tôi đâu rồi?“, thay thế chiếc máy khác thì bạn lại thấy không hay, không hợp. Khi đó iPod đối với bạn là một Lovemark.

5. Bảo vệ thương hiệu, bảo vệ lovemark

Khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh gay gắt khiến các công ty phải đưa ra đủ loại chiêu trò để loại bớt đối thủ. Không ít doanh nghiệp đã phải lao đao, khốn khổ, thậm chí bị phá sản, bị những lovemarker quay lưng hắt hủi bởi những tin đồn, những scandal không đáng có. Hiểu được ý nghĩa của từ thương hiệu đã khó nhưng tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì còn khó hơn nhiều. Có khi phải mất 10 năm, 20 năm, 30 năm... hoặc lâu hơn thế nữa. Do đó, bạn phải luôn luôn nhất quán và kiên định để theo đuổi mục tiêu của chính doanh nghiệp mình.

Hoa Hồng (Theo Bansacthuonghieu)

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ)

Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”.

Mobile:0988.435.534

Email: huyennt@netlink.vn

‘Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh)

Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”.

Mobile:0938.355.336

Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI