Làm thế nào để xây dựng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu?

-Thứ sáu, ngày 18/04/2014 09:38 GMT+7

Danh tiếng và thương hiệu là hai phạm trù trừu tượng nhưng bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều muốn vươn tới. Bảo vệ, quản lý danh tiếng thương hiệu cũng giống như chăm sóc sức khỏe bản thân vậy và nó cần nhận được sự quan tâm của chính doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang vô định trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu, không xác định được cách thiết lập “ngân hàng lòng tin” nơi công chúng. Trên thực tế, cách hữu hiệu nhất và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất đó là sử dụng chiến lược thương hiệu để làm nền tảng vững chắc cho danh tiếng doanh nghiệp.

Thoạt đầu chúng ta sẽ nghĩ danh tiếng và thương hiệu doanh nghiệp hao hao giống nhau nhưng chúng cũng có những điểm đặc trưng để tạo nên sự khác biệt. Trước hết Thương hiệu là việc doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi “bạn là ai?”, và chú trọng vào những cảm xúc thực tế mà bạn có. Thứ nữa, danh tiếng là việc làm thế nào mà kinh nghiệm được thể hiện từ từ như sự ngưỡng mộ, trung lập hay hoài nghi.

‘ Thương hiệu là nền tảng để xây dựng danh tiếng

Khi người tiêu dùng có cái nhìn tích cực với thương hiệu doanh nghiệp và những nhìn nhận đó luôn kiên định thì danh tiếng về lòng tin được dần hình thành. Và danh tiếng về lòng tin luôn là mục đích của bất cứ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng được lòng tin doanh nghiệp sẽ giúp thương hiệu càng đi sâu vào lòng công chúng và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Dưới đây sẽ là một số cách cơ bản để doanh nghiệp xây dựng được danh tiếng:

1. Kết hợp chặt chẽ giữa thương hiệu và chiến lược kinh doanh của công ty:

Chiến lược kinh doanh và thương hiệu có mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy cần có sự thống nhất giữa hai yếu tố này. Ví như chiến lược kinh doanh tập trung vào yếu tố vượt trội thì thương hiệu sẽ không phù hợp khi đại diện cho lòng trắc ẩn. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh kết hợp với thương hiệu thì doanh nghiệp cần xác định rõ mình là ai và mình muốn gì?

2. Xác định rõ tài sản thương hiệu và danh tiếng:

Khi xác định rõ được tài sản thương hiệu, định vị thương hiệu thì doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định về việc quản lý thương hiệu và danh tiếng dựa trên tính thực tế hơn là làm việc theo cảm tính, bản năng. Đồng thời khi có khủng hoảng xảy ra với danh tiếng thì doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đối mặt với khủng hảng ấy và tuy danh tiếng có thể bị ảnh hưởng nhiều nhưng sẽ giúp doanh nghiệp trở nên thực tế hơn và sẵn sàng phục hồi “ngân hàng danh tiếng” của mình.

‘ Doanh nghiệp luôn muốn xây dựng danh tiếng bằng “ngân hàng lòng tin”

3. Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa thương hiệu:

Thương hiệu của một doanh nghiệp phải có sự thống nhất giữa các giai đoạn và để làm được điều đó doanh nghiệp cần xây dựng được thương hiệu trong nội bộ công ty mình. Nhân viên ở mọi trình độ ảnh hưởng đến việc làm thế nào khách hàng hiểu và cảm được thương hiệu.

Việc xây dựng được văn hóa thương hiệu doanh nghiệp rất quan trọng, nó sẽ thu hút được hàng ngàn đại sứ thương hiệu (nhân viên) quảng bá thương hiệu ra thế giới. Thử nghĩ xem nếu mỗi sản phẩm, dịch vụ bán ra mà khách hàng lại có sự trải nghiệm cũng như cảm nhận khác nhau về thương hiệu thì sẽ không thống nhất và không tạo được hiệu ứng tốt cũng như “ngân hàng lòng tin”.

4. Phải có sự nhắc nhớ:

Sở dĩ cần yếu tố này do việc truyền đạt thông điệp hay hình ảnh hợp lý sẽ không nổi bật và không ghi dấu ấn mạnh. Theo đó các thông điệp về thương hiệu, hình ảnh về doanh nghiệp cần được lặp đi lặp lại để nhắc nhớ công chúng và tạo được danh tiếng lâu dài. Đồng thời cách hữu hiệu nhất là xây dựng câu chuyện mà khách hàng của doanh nghiệp có liên quan trong đó để tạo sự chú ý cũng như ghi nhớ và chính điều đó lại tạo nên bản sắc thương hiệu.

Khi thương hiệu được hình thành thì ngay sau đó danh tiếng doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng đi vào lòng công chúng hơn. Việc xây dựng thương hiệu và danh tiếng doanh nghiệp không phải chuyện một sớm một chiều nhưng là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp hướng đến. Khi danh tiếng thương hiệu được xây dựng thì doanh nghiệp cũng cần hết sức chú trọng đến việc bảo vệ danh tiếng thương hiệu, tránh những tác nhân có ảnh hưởng đến danh tiếng.

Hương Kim (theo vequa.edu.vn)

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ)

Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”.

Mobile:0988.435.534

Email: huyennt@netlink.vn

‘Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh)

Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”.

Mobile:0938.355.336

Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước