Nghệ thuật truyền thống: Làm mới để tồn tại

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 24/01/2016 16:22 GMT+7

VTV.vn - Với sự phát triển của các loại hình giải trí hiện đại, những bộ môn nghệ thuật như tuồng, chèo, xẩm… sẽ rất khó để có thể tồn tại nếu không tự làm mới mình.

Tại Phú Thọ, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã đưa Hát Xoan vào trường học từ năm học 2010- 2011, với mục tiêu để hát Xoan đến gần hơn với thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ nhận thức được trách nhiệm trong việc lưu giữ, bảo tồn làn điệu Xoan.

Trong khi đó từ năm 1999, Nghệ An đã đưa dân ca vào trong trường học. Ngoài ra, các trường cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và hát dân ca xứ Nghệ hàng năm.

Hay mới đây, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF biên soạn tài liệu "Làn điệu dân ca Tây Nguyên" để phát hành miễn phí cho 2.500 trường học.

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều sự "chuyển mình" của các loại hình nghệ thuật truyền thống nhằm tiếp tục duy trì cho thế hệ mai sau giữa sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những loại hình giải trí hiện nay.

Để có thể tìm hiểu rõ hơn vị trí của nghệ thuật truyền thống với giới trẻ hiện nay, cũng như cách làm mới mình của những bộ môn nghệ thuật truyền thống hay sự nỗ lực của người trẻ đưa nghệ thuật truyền thống tới gần với công chúng... mời quý vị theo dõi phần Tiêu điểm trong chương trình Chuyển động 24h trưa ngày 24/1.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước