Nếu không tên thì gạo Việt mãi... thiệt

Chuyện nhà nông với nông nghiệp-Chủ nhật, ngày 16/10/2016 07:43 GMT+7

VTV.vn - Chương trình Chuyện nhà nông với nông nghiệp tuần này đã bàn tới việc làm sao có thể phát triển được thương hiệu cho gạo Việt.

Việt Nam luôn là cường quốc xuất khẩu gạo nhất, nhì của thế giới, chiếm hơn 20% thị phần thương mại gạo toàn cầu. Thế nhưng, gần 30 năm qua, thương hiệu cho hạt gạo Việt vẫn chưa có một chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới.

Điều này khiến hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL chưa thể thoát nghèo, bất chấp sản lượng luôn tăng từng năm. Và nếu tiếp tục "không tên", gạo Việt sẽ mãi thiệt dù ở sân nhà hay xuất ngoại.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo từ năm 2011 - 2015 luôn ở mức dưới 500 USD/tấn, riêng chỉ có năm 2014 là đạt mức 514 USD/tấn. Trong khi, giá xuất của các nước trong khu vực phần lớn cao hơn từ 15 – 25 USD/tấn.

Đặc biệt, trong vòng 5 năm trở lại đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu luôn thụt lùi. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 8 tháng năm 2016 ước đạt gần 3,4 triệu tấn, thu về hơn 1,5 tỷ USD, giảm 16,6% về khối lượng và hơn 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Tại Triển lãm thế giới ẩm thực Châu Á năm 2016 vừa được tổ chức tại Thái Lan, hàng loạt doanh nghiệp gạo của Thái, nhưng đều có chung 1 thương hiệu trứ danh: gạo Hom Mali.

Trong khi đó, chỉ riêng 1 gian hàng của Việt Nam gần 10 loại gạo, không hề có thương hiệu, mà phân chia theo giống lúa.

ĐBSCL hiện có khoảng 1,6 triệu ha trồng lúa nhưng manh mún nhỏ lẻ, với qui mô 0,4ha/hộ. Các giống lúa thi nhau nở rộ, miễn càng tăng sản lượng, giảm thời gian canh tác. Với cách sản xuất theo cảm tính, không có tổ chức thì không thể cho ra lò những mẻ gạo chất lượng cao cho việc xây dựng thương hiệu.

Trước tình trạng giá trị hạt gạo tuột không phanh, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc triển khai dự án trọng điểm thuộc Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để phát triển thương hiệu cho gạo Việt. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Năm 2030, 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.

Ngoài cánh đồng lớn, hiện nhiều vấn đề khác như giống lúa, kĩ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch, chế biến,... vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế, chính sách phù hợp và sát thực tế đóng vai trò quan trọng đến thành bại cho hành trình tìm tên cho hạt gạo Việt.

Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, mời quý vị độc giả xem lại chương trình Chuyện nhà nông với nông nghiệp tuần này. 

Đi tìm phương án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam (17h30, 14/10, VTV1) Đi tìm phương án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam (17h30, 14/10, VTV1) 'Vua chuối đất Bắc' Phạm Năng Thành: Quyết tâm không bỏ cuộc "Vua chuối đất Bắc" Phạm Năng Thành: Quyết tâm không bỏ cuộc Tây Nguyên 'khát' nước giữa mùa mưa, người dân đua nhau khoan giếng Tây Nguyên "khát" nước giữa mùa mưa, người dân đua nhau khoan giếng
     

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước