Cuộc sống trên hành tinh mới như thế nào?

Thu Ngọc (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 24/02/2017 14:51 GMT+7

VTV.vn - Nếu ở trên Trái đất, chúng ta mỗi ngày đều chứng kiến hiện tượng mặt trời mọc và lặn. Điều này không hề xảy ra trên những hành tinh mới được phát hiện.

Hành trình tìm kiếm sự sống ngoài trái đất loài người đã chứng kiến một bước tiến dài trong ngày 23/2 khi các nhà khoa học tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố phát hiện 1 sao mới với 7 hành tinh giống Trái đất có thể hỗ trợ sự sống phát triển. Được đặt tên là Trappist-1, những hành tinh này cách chúng ta 39 năm ánh sáng và có kích cỡ tương đương Trái đất. Vậy nếu thực sự ở đó tồn tại sự sống, ở đó có gì khác biệt so với cuộc sống của chúng ta?

Nếu ở trên Trái đất, chúng ta mỗi ngày đều chứng kiến hiện tượng mặt trời mọc và lặn. Điều này không hề xảy ra trên những hành tinh của hệ Trappist 1. Vì vậy, một nửa hành tinh luôn là ban ngày còn nửa lại thì sẽ luôn chìm trong bóng đêm.

Do ở khoảng cách gần với ngôi sao mẹ nên số ngày trong 1 năm của các hành tinh này chỉ kéo dài từ 1 đến 20 ngày thay vì 365 ngày như ở Trái đất. Kích cỡ của mặt trời cũng sẽ lớn gấp 6 lần so với "người bạn" của Trái đất và ánh sáng ban ngày là màu đỏ cam chứ không phải vàng nhẹ. Nếu có thực vật sinh sống tại các hành tinh này, chúng sẽ có màu đỏ hoặc màu đen thay vì màu xanh lá cây quen thuộc với chúng ta.

Để khẳng định có sự sống thực sự tại các hành tinh này không, các nhà khoa học Mỹ sẽ cần tìm thấy dấu vết của nước, điều kiện đầu tiên và thiết yếu cho mọi hình thái sự sống.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước