CPĐT: Minh bạch hơn, phục vụ người dân tốt hơn

N.B-Thứ sáu, ngày 20/07/2012 07:00 GMT+7

Hội thảo Quốc gia về chính phủ điện tử 2012 diễn ra hôm nay (20/7) tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển hạ tầng cho chính phủ điện tử; phát triển cung cấp dịch vụ công và phát triển công dân điện tử.

Trong Phiên toàn thể, đáng chú ý là bài phát biểu về Cải cách hành chính công hướng tới nền hành chính phục vụ của ông Đinh Duy Hòa, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ; Chính phủ Điện tử tại Việt Nam: Phân tích chặng đường 10 năm - Mô hình chuyển hướng phát triển dựa trên nền tảng 3G sang nền tảng 3S của ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG ASEAN; Thực trạng triển khai và định hướng phát triển Chính phủ điện tử hướng tới tăng cường tính minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ của ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông... Các bài phát biểu này đã đưa ra các ý kiến xung quanh việc nâng cao mức độ hài lòng của người dân với các chương trình Chính phủ điện tử và Cải cách hành chính công.

Ngoài phiên báo cáo chính, chuyên đề Hạ tầng cho chính phủ điện tử tập trung thảo luận vào ứng dụng các công nghệ hiện đại vào nâng cao hiệu quả của chính phủ điện tử và Phát triển công dân điện tử, đẩy mạnh cung cấp công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến hướng tới các hành động thực tế để đưa chính phủ điện tử tới người dân, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính phủ điện tử.
Với các chủ đề mang tính ứng dụng và thiết thực cao, Hội nghị quốc gia về chính phủ điện tử lần thứ 10 kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu: giúp khối Nhà nước đẩy mạnh phát triển ứng dụng hiện đại của CNTT vào thủ tục hành chính, đồng thời hướng tới nâng cao tương tác của hệ thống chính phủ điện tử với người dân và doanh nghiệp, nâng cao quyền làm chủ và phục vụ xã hội tốt hơn.
Năm 2012 tiếp tục đánh dấu sự phát triển ứng dụng CNTT vào các hoạt động hành chính cũng như xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các con số khá ấn tượng như 96,6% các bộ ngành có website riêng, 100% các tỉnh thành phố có cổng thông tin điện tử, 83.6% các thông tin chỉ đạo ban hành được đưa lên mạng (theo báo cáo của IDG về chính phủ điện tử 2012). Đồng thời, chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015 về CPĐT, hướng tới bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả, định hướng đồng bộ và thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Báo cáo xếp hạng mới nhất của Liên hợp quốc về chính phủ điện tử cũng thể hiện sự cải thiện thứ bậc của của Việt Nam khi từ vị trí thứ 90 năm 2010 tiến lên vị trí thứ 83 năm 2012, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Malaysia và Brunei. Phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so với mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực, nổi bật là chỉ số về cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người hay chỉ số CPĐT.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước