Công bố giải thưởng Quản lý Bệnh viện châu Á 2011

K.Anh-Thứ bảy, ngày 17/09/2011 19:00 GMT+7

10 tổ chức đoạt giải Nhất và 25 tổ chức đoạt giải Nhì đã được xướng tên trong buổi lễ công bố Giải thưởng Quản lý Bệnh viện châu Á (Asian Hospital Management Awards - AHMA) 2011 diễn ra mới đây tại Singapore.

Giải thưởng Quản lý Bệnh viện châu Á công nhận và tôn vinh những bệnh viện tại châu Á thực hiện công tác quản lý bệnh viện tốt nhất. Sự kiện này là tiêu điểm của hội nghị Quản lý Bệnh viện châu Á với số lượng tham gia kỷ lục bao gồm 768 đoàn đại biểu đến từ 25 quốc gia và 222 tổ chức, diễn ra từ 6 - 8/9/2011.

Các giải thưởng được trao cho những bệnh viện trong khu vực mà theo ý kiến của ban giám khảo và các cố vấn đã thực thi hoặc cải tiến những dự án, chương trình xuất sắc hoặc sáng tạo và có những giải pháp tốt nhất trong năm trước đó.

Năm 2011, Ban giám khảo giải thưởng đã xem xét 315 dự án đệ trình từ 84 bệnh viện và 11 quốc gia.

AHMA đã tổ chức được 10 năm, được đánh giá là chương trình giải thưởng quản lý bệnh viện uy tín trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Danh sách những tổ chức đoạt giải nhất và giải nhì phân theo thể loại như sau:

Thể loại: Dự án Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR)
Giải nhất: Bệnh viện West China, Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc với “Chương trình ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh nhân bệnh phong tại khu vực Tây Tạng.
Các giải nhì: Bệnh viện Maharaj Nakorn Chiang Mai, Thái Lan với “Liệu pháp âm nhạc dành cho trẻ khuyết tật” và bệnh viện Manila Doctors,Philippines với “Xây dựng năng lực trong cung cấp và hoạch định y tế cộng đồng".

Thể loại: Dự án Giảm Chi phí
Giải nhất: Bệnh viện Princess Margaret, Hong Kong với “Dự án xanh – tiết kiệm thuốc và nhân lực”
Các giải nhì: Bệnh viện Apollo Gleneagles, Ấn Độ với “CREW (Giảm chi phí và loại bỏ lãng phí)” và bệnh viện Pok Oi, Hong Kong với “Đạt được bệnh viện xanh thông qua LEAN”.

Thể loại: Dự án Phát triển Nguồn Nhân lực:
Giải nhất: Bệnh viện Singapore General, Singapore với “Xây dựng CẦU NỐI, tăng cường kết nối”.
Các giải nhì: Bệnh viện Changi General, Singapore với “Tạo một văn hóa học hỏi lâm sàng cho các chuyên gia vật lý trị liệu”; Bệnh viện Princess Margaret, Hong Kong với “Chương trình tích hợp thực tế chuyên môn và xã hội cho những sinh viên mới tốt nghiệp (SPRING)”; Siloam Hospital Group, Indonesia với “Chương trình những y tá giỏi Aspirin” và bệnh viện Tan Tock Seng, Singapore với “Cải thiện sự tham gia của nhân viên tại bệnh viện tim mạch”

Thể loại Dự án Cải tiến Dịch vụ dành cho Khách hàng Nội bộ
Đồng giải nhất: Bệnh viện Assunta, Malaysia - “Trở nên xanh – con đường xanh để tạo cảm hứng cho một môi trường làm việc tích cực” và Institute of Mental Health, Singapore
với “Tổ chức lại dịch vụ Quản lý danh sách bệnh nhân” để cải tiến việc chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú”.
Các giải nhì: Bệnh viện Kwong Wah, Hong Kong với “Chăm sóc phúc lợi nhân viên – Cải tiến chương trình bảo vệ hô hấp”; Đại học National University, Singapore với “Các sự kiện 6S dành cho bệnh nhân nội trú (Safety, Sort and Scrap, Straighten, Shine and Service, Standardize and Sustain)”; và bệnh viện National University, Singapore với “Phân tích dòng giá trị đăng ký chỉ định SOC – Để đơn giản hóa qui trình đăng ký chỉ định”.

Thể loại: Dự án Tiếp thị, PR hoặc Quảng bá:
Giải nhất: Bệnh viện Khoo Teck Puat, Singapore với “The ABLE Studio- “Đạt được sự tự do và độc lập trong những năm lớn tuổi (Silver Years)”.
Các giải nhì: Institute of Mental Health, Singapore với “Mô hình chăm sóc hiệu quả các bệnh nhân tâm thần ngoại trú trong cộng đồng”bệnh viện KK Women and Children’s, Singapore với “Ứng dụng iPhone – Women & Child Healthpedia”; Bệnh viện Khoo Teck Puat, Thái Lan – “Xây dựng nhãn hiệu / Giới thiệu bệnh viện Khoo Teck Puat (KTPH) cho cộng đồng phía Bắc”, Singapore; Bệnh viện Samitivej – “Dự án Safe Life Safe Price”.

Thể loại 6: Dự án An toàn cho Bệnh nhân
Giải nhất: Bệnh viện National University, Singapore với “đạt được độ an toàn và phối hợp chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân”.
Các giải nhì: Bệnh viện Aga Khan University, Pakistan với “Cải thiện tính an toàn cho bệnh nhân thông qua những phát minh trong hệ thống nhập lệnh bác sĩ được điện toán hóa (CPOE)”; Fortis Escorts Heart Institute, Ấn Độ với “Giảm nhiễm trùng khu vực giải phẫu cho các bệnh nhân phẫu thuật tim”; Bệnh viện Queen Mary, Hong Kong với “Xem xét lại tai nạn sau khi ngã (PFIR): Hợp tác bệnh nhân – y tá để ngăn ngừa té ngã”; và The Medical City, Philippines với “Hệ thống đáp ứng nhanh của The Medical City”.

Thể loại 7: Dự án Cải tiến Dịch vụ Lâm sàng:
Giải nhất: Bệnh viện West China, Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc với “Nghiên cứu xây dựng chế độ y tế mới & nền tảng công nghệ chẩn đoán và điều trị dành cho đột quỵ do xuất huyết”.
Các giải nhì: Apollo Hospitals Hyderabad (Ấn Độ) với “Cuộc gọi báo thức”và De Vera’s Medical Center, Philippines với “Các y tá có năng lực sẵn sàng phục vụ bạn! - Chương trình phát triển chuyên môn dành cho y tá DVMC”.

Thể loại 8: Dự án Dịch vụ Hoạt động Khách hàng
Giải nhất: Bệnh viện Apollo, Chennai, Ấn Độ - “Xuất sắc trong trải nghiệm của bệnh nhân về cấp cứu”.
Các giải nhì: Institute of Mental Health, Singapore với “Mô hình chăm sóc hiệu quả các bệnh nhân tâm thần ngoại trú trong cộng đồng”và De Vera’s Medical Center - Philippines.

Thể loại 9: Dự án Cải tiến Thiết bị /Cơ sở Y tế

Giải nhất: Bệnh viện Changi General, Singapore với dự án dành cho bệnh nhân phẫu thuật não.
Các giải nhì: Bệnh viện Maharaj Nakorn Chiang Mai, Thái Lan với “Cải tiến hệ thống dịch vụ bệnh nhân ngoại trú bằng thẻ kỹ thuật số Digicard” và bệnh viện Pok Oi, Hong Kong với “Đạt được bệnh viện xanh thông qua LEAN”.

Giải thưởng Thành tựu Trọn đời AHMA 2011 đã được trao cho Tiến sĩ Oon Chiew Seng, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu các dịch vụ y tá thuộc Bộ Y tế; Thành viên Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Singapore; và nhiều lần là Chủ tịch O&G Society. Bà đã nhận được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình và vẫn tiếp tục các công việc từ thiện cho đến nay.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước