Hạn chế biến tướng trong việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu dịp đầu năm mới

Thùy An-Thứ năm, ngày 05/01/2017 15:15 GMT+7

Ảnh minh họa - Ảnh: Dân Trí

VTV.vn - Ông Tô Vân Động – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết sẽ có những pháp chế cho hoạt động lạm dụng, thương mại hóa việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Khi Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào đầu tháng 12/2016 vừa qua, bên cạnh niềm vui, niềm tự hào, cũng không ít ý kiến lo ngại về các hình thức lạm dụng, thương mại hóa việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán cũng như những lễ hội trong các tháng đầu năm.

Theo Tô Vân Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ngay sau khi Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo gửi tới những nơi được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong đó, công văn có các nội dung yêu cầu gồm thực hiện nghiêm cam kết với UNESCO; khuyến cáo người dân và các chủ sở hữu di sản phi vât thể thực hiện đúng, không được biến tướng thương mại; Thực hiện đúng theo luật di sản.

Hạn chế biến tướng trong việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu dịp đầu năm mới - Ảnh 1.

Ông Tô Vân Động Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (đứng phát biểu)

Ngoài ra, ông Động cho biết Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Ban Tuyên giáo của Thành phố để hướng dẫn các nơi được Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thực hiện đúng theo quy định.

"Các cơ quan chức năng sẽ có những pháp chế rõ ràng cho những thành đồng lạm dụng, thương mại hóa trong việc Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu", ông Động cho biết.

Vào ngày 1/12/2016 vừa qua, di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

"Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là di sản thứ 10 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách di sản văn hoá cần được bảo vệ khẩn cấp gồm: Nhã nhạc - Nhạc Cung đình triều Nguyễn (2003), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Hát Ca Trù của người Việt (2009), Dân ca Quan họ (2009), Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát Xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và Trò chơi Kéo co (2015, Hồ sơ đa quốc gia, hợp tác với: Hàn Quốc, Campuchia và Philippines).

Ai quản lý các nhóm ca nhạc biểu diễn ngoài đường phố?

Cũng liên quan đến hoạt động văn hóa, việc các nhóm ca nhạc biểu diễn ngoài đường phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian qua cũng đã và đang nhận được nhiều ý kiến từ người dân.

Liên quan đến hoạt động này, ông Tô Vân Động – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết đây là hoạt động nghệ thuật quần chúng nên không phải xin phép. Tuy nhiên, việc các nhóm ca nhạc biểu diễn thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chính quyền đia phương, nơi hoạt động này diễn ra.

Hạn chế biến tướng trong việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu dịp đầu năm mới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

"Trong thời gian qua, trong các hoạt động biểu diễn ca nhạc ngoài đường phố, có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có không ít các hoạt động tổ chức để xin tiền nên không được đẹp mắt", ông Đông cho biết.

Theo ông Động, thời gian tới, sẽ có văn bản gửi chính quyền địa phương các quận, huyện trên địa bàn cường kiểm tra hoạt động trên.

Người khuyết tật bị lợi dụng bởi đoàn nghệ thuật từ thiện Người khuyết tật bị lợi dụng bởi đoàn nghệ thuật từ thiện

VTV.vn - Các sân khấu được cho là hoạt động biểu diễn từ thiện có sự tham gia của người khuyết tật nhưng đã xuất hiện sự bóc lột sức lao động, thiếu minh bạch khi chi trả thù lao.


Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước