Hình tượng rắn trong tín ngưỡng người Việt

VTV News-Thứ hai, ngày 21/10/2013 15:33 GMT+7

 Các loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức khác nhau. Mỗi loài đều mang ý nghĩa biểu tượng nhất định cho văn hóa, tín ngưỡng, lối sáng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Bài viết hôm nay sẽ nói về hình tượng loài rắn trong tín ngưỡng Việt.

Trong văn hóa dân gian người Việt, tục lệ thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thủy mang hai ý nghĩa: thủy thần và vật tổ.

Việc xem rắn là thủy thần gắn với những ý niệm về sông nước của cư dân nông nghiệp phổ biến ở nhiều vùng. Ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông như sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống…

‘ Đền thờ thần rắn tại xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, đền thờ rắn được đặt tại xã Cẩm Lương, huyện Cảm Thủy cạnh suối cá thần. Theo người dân trong vùng, rắn chính là vị thần bảo hộ cho loài cá sống trong suối cá thần này.

Tại đình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế có lập bài vị thần hai vị thần rắn là ông Dài, ông Cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn một dài một cụt vốn là con của thần gió từng hiện linh giúp đỡ dân làng đem lại mưa thuận, gió hòa nên được dân làng tôn xưng là thủy thần.

Có thể thấy, hình dạng và đặc điểm di chuyển của rắn là cơ sở để người xưa hình dung và đồng nhất rắn với những con sông và nguồn nước. Việc thờ thần rắn là hình tượng tiểu biểu nhất trong tục thờ thủy thần. Đây là lớp văn hóa sớm nhất của người Việt cổ đi từ vùng núi xuống chinh phục đồng bằng.

Và còn rất nhiều điều bí ẩn nữa về hình tượng rắn sẽ được hé lộ trong clip sau đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước