Lớp học nghi lễ truyền thống tại Nhật

Lan Anh-Thứ ba, ngày 23/02/2010 10:46 GMT+7

Cúi chào là một môn nghệ thuật tại Nhật mà phải cần nhiều thời gian mới có thể nắm vững và sử dụng thành thục.

Thiếu nữ Nhật Bản.

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa hết sức đặc thù, tuy nhiên cuộc sống hiện đại đã khiến nhiều nghi lễ truyền thống dần bị mai một. Để giúp thế hệ thanh niên Nhật ngày nay hiểu rõ hơn văn hóa truyền thống, một gia đình Nhật Bản đã tổ chức những lớp dạy các nghi lễ của xã hội Nhật Bản cổ xưa. Lớp học này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.

Anh Ogasawara Kiyamoto chia sẻ: “Động tác cúi chào đầu tiên tôi thực hiện là shiken-rei, được sử dụng cho người có địa vị cao trước người có địa vị thấp hơn. Động tác tiếp theo là takushi-rei, được sử dụng giữa những người có cùng địa vị xã hội như đồng nghiệp hoặc bạn bè. Còn động tác cúi chào gasshu-rei, được sử dụng để biểu lộ lòng kính trọng trước những người có địa vị xã hội cao hơn mình. Còn bạn cúi chào theo nghi thức gasshu-rei nếu bạn muốn tỏ lòng thành kính trước những người có địa vị cao, hoặc trước các vị thần...”.

Cúi chào là một trong ba môn nghệ thuật biểu thị trình độ văn hóa của một samurai, hay võ sĩ, theo quan niệm cổ truyền của Nhật Bản. Hai môn nghệ thuật kia là bắn cung và cưỡi ngựa. Những môn nghệ thuật truyền thống giờ đây đang được giảng dạy tại nhiều ngôi đền ở Nhật Bản, dưới sự chỉ đạo của gia đình Ogasawara, một dòng họ samurai nổi tiếng của Nhật. Ông Ogasawara Kiyota, trưởng tộc đời thứ 31, vừa hoàn thành bằng Tiến sỹ về Sinh dược, hiện đang làm việc cho một công ty dược phẩm của Thụy Sỹ chuyên nghiên cứu về căn bệnh ung thư. Trong khi đã đạt được những thành công trong xã hội hiện đại, ông vẫn mong muốn được truyền thụ những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản cho thế hệ trẻ.

‘ Một đám cưới truyền thống của người Nhật

Ông Ogasawara Kiyota nói: “Rốt cục chúng ta là ai. Người Nhật đã sống như thế nào trong quá khứ? Những câu hỏi này cần được giải đáp một cách thỏa đáng, và trên cơ sở hiểu rõ cội nguồn dân tộc, chúng ta có thể phát triển những lối sống mới. Chúng ta cần hiểu rõ nền văn hóa của chính mình”.

Nỗi trăn trở của ông Ogasawara cũng được chia sẻ bởi các thanh niên Nhật Bản. Cô Nakajima Yukari, 21 tuổi: “Là một người Nhật Bản, tôi thấy hết sức xấu hổ khi không biết đi và hành xử thế nào cho có văn hóa trong một căn phòng truyền thống, vì vậy tôi đã quyết định tham gia khóa học này”.

Mặc dù chỉ diễn ra mỗi tháng 1 lần, nhưng lớp học các nghi lễ truyền thống đã giúp thanh niên Nhật Bản hiểu rõ hơn nền văn hóa cổ truyền hết sức đặc sắc của đất nước mình.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước