Ngày xuân nói về hạt gạo Việt

PV-Thứ bảy, ngày 28/01/2012 11:00 GMT+7

Ngàn đời nay, người Việt Nam luôn coi lúa gạo như châu ngọc. Bởi thế, từ thời vua Hùng, các lễ tịch điền, lễ cơm mới được tổ chức đều nhằm khuyến khích dân chúng trồng lúa, cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.

Dọc chiều dài Tổ Quốc, từ núi cao cho tới miền duyên hải, mỗi vùng miền đều có những cái Tết mang sắc thái văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng riêng nhưng có nét tương đồng là những mâm cơm, mâm cỗ đều dùng những hạt gạo trắng để chế biến thành nhiều món ăn đón Tết. Đó là các món bánh, các loại xôi, chén rượu… được chế biến từ gạo. Các món ăn, thức uống tuy biến thể khác nhau về hình dạng, khẩu vị cho phù hợp với tập tục của từng vùng nhưng tựu chung lại, những mâm cơm, mâm cỗ đều không thể thiếu những hạt gạo trắng ngần.

Cơm tẻ, xôi nếp đồng hành với các với nghi thức lễ hội của cư dân nông nghiệp. Mâm xôi tròn đầy ẩn chứa mong ước một năm mùa vụ tươi tốt, thóc lúa bội thu và gia đình yên ấm. Bên cạnh xôi thì các món bánh cũng luôn là vật phẩm quan trọng trong ngày lễ tết. Khi những nụ mai vàng hé nở cũng là dấu hiện một mùa xuân mới lại đến thì từ Nam ra Bắc, mỗi gia đình đều chuẩn bị những món ăn quen thuộc để đón tết và đặc biệt không thể thiếu những đòn bánh tét, những cặp bánh chưng. Những hạt nếp thơm tròn, mũm mĩm, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ, đã tạo nên nhiều loại bánh khác nhau.
Một hạt lúa, hạt gạo nhỏ bé nhưng đã chứa đựng cả một nền văn minh nông nghiệp với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà qua nhiều thế hệ vẫn được nâng niu, gìn giữ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước