Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19

Mai Linh (theo Boldsky)-Thứ bảy, ngày 29/05/2021 12:00 GMT+7

VTV.vn - Tập giữ hơi thở được cho là có thể giúp tăng dung tích phổi, giảm viêm phổi và giảm các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi do COVID-19.

Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19 - Ảnh 1.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân COVID-19, oxy y tế là một trong các yếu tố không thể thiếu. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể thông qua việc gây ảnh hưởng và phá vỡ chức năng các tế bào phổi, gây ra tình trạng khó thở. Tập thể dục giữ hơi thở là một trong những liệu pháp thay thế hiệu quả nhất để tăng dung tích phổi, giảm viêm phổi và giảm các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi do COVID-19.

Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19 - Ảnh 2.

Bài tập giữ hơi thở thường được thực hiện để cải thiện chức năng phổi và khả năng thở, đi cùng với một số lợi ích nhất định. Điểm cộng của bài tập này bao gồm bảo vệ sức khỏe của tế bào gốc, tăng tái tạo các mô mới, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các loại mầm bệnh, thư giãn tinh thần và cơ thể,...

Giữ hơi thở giúp tế bào có thêm thời gian để hấp thụ oxy và làm tăng mức độ carbon dioxide trong tế bào. Lượng khí này không phải lúc nào cũng có hại cho cơ thể. Ngược lại, chúng là yếu tố “cứu trợ” trong trường hợp tăng thông khí. Tình trạng này xảy ra khi thở nhanh hơn bình thường, kéo theo việc lượng carbon dioxide rơi xuống mức thấp. Khi thiếu khí này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, khó chịu và chóng mặt. 

Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19 - Ảnh 3.

Theo Tiến sĩ Arvind Kumar, Chủ tịch Viện Phẫu thuật Lồng ngực Ấn Độ, 90% bệnh nhân COVID-19 trải qua tổn thương phổi khi nhiễm COVID-19. 10-12% bệnh nhân có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng phổi, bao gồm tình trạng viêm phế nang và các túi khí nhỏ trong phổi. Khi tình trạng khó thở tiến triển thành mức độ cấp tính, bệnh nhân sẽ cần hỗ trợ oxy.  

Bài tập giữ hơi thở rất có lợi cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi các triệu chứng còn nhẹ. Khi thực hiện bài tập này thường xuyên, rất có thể nhu cầu bổ sung oxy của bệnh nhân trong tương lai có thể giảm xuống.

Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19 - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, bài tập cũng có thể giúp kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Nếu một người không thể giữ hơi thở lâu như so với những lần tập luyện trước, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về khả năng nhiễm COVID-19. Mặt khác, theo như hướng dẫn của WHO, dù nín thở hơn 10 giây mà không ho hoặc cảm thấy khó chịu có thể cho thấy phổi hoạt động tốt và nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp, đây không phải là phương pháp chẩn đoán chính xác để phát hiện bệnh nhân COVID-19. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịn thở trong thời gian dài cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực nhất định, cụ thể như: Tăng tích tụ carbon dioxide quá mức so với lượng cần thiết, nhịp tim thấp, tình trạng say nitơ do sự tích tụ của các khí nitơ dư thừa trong máu, mất ý thức, tổn thương phổi hoặc xẹp phổi toàn bộ, tích tụ chất lỏng trong phổi, tim ngừng đập, tổn hại não, tổn thương DNA do nín thở kéo dài.

Tập giữ hơi thở có thể làm giảm tổn thương phổi do COVID-19 - Ảnh 5.

Để luyện tập giữ hơi thở, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

- Ngồi thẳng và giữ tay trên đùi.

- Mở miệng và hít vào càng nhiều không khí càng tốt, sao cho đầy lồng ngực đến mức tối đa.

- Sau đó, mím chặt môi lại.

- Cố gắng nín thở càng lâu càng tốt.

- Ghi lại thời gian mình có thể giữ lại hơi thở.

Bạn có thể tập nín thở mỗi giờ một lần và dần dần cố gắng tăng thời gian duy trì Những người có thể giữ hơi thở trong khoảng 25 giây trở lên được xem là đạt mức sở hữu khả năng nhịn thở tốt. Hãy nhớ rằng, bạn không nên cố gắng quá sức để giữ hơi thở để tránh kiệt sức trong quá trình thực hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước