Mùa xuân trên quê hương "vợ chồng A Phủ" (Kỳ 1)

Nguyễn Văn Quân-Thứ năm, ngày 13/02/2014 16:42 GMT+7

Xã Hồng Ngài (Bắc Yên - Sơn La) là nơi mà nhà văn Tô Hoài đã đến và viết nên truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Từ tập truyện này, từ lâu, xã Hồng Ngài đã được nhiều người gọi là “Quê của A Phủ”.

Xuân này, sau hơn 60 năm truyện ngắn ra đời, chúng tôi tìm về Hồng Ngài, đắm chìm trong không khí mùa Xuân của người Mông và ghi lại hình ảnh những “A Phủ” biết làm giàu, không thua kém gì người Kinh của Hồng Ngài.

‘ Đời sống phát triển, nhiều cửa hàng đã xuất hiện để phục vụ bà con

Huyền thoại mới trên đất cũ

Trụ sở xã nằm đối diện với trường Trung học cơ sở Hồng Ngài, hai cây đào lưu niên vào độ mãn tiết đang tơi bời rắc hoa khắp đất. Ông Đinh Thế Chương - Phó Chủ tịch xã bảo, mấy năm nay lấy số liệu về hộ giàu ở Hồng Ngài còn khó hơn lấy số liệu hộ nghèo vì số liệu hộ giàu ở đây nhiều quá. Hộ nào cũng như hộ nào vì dân đang đua nhau làm giàu.

Trong cuốn sổ tay ghi khá rõ ràng của ông Chương thì hiện tại toàn xã chỉ còn 80 hộ nghèo, hộ giàu và khá ở đây đã chiếm đến 73%. “Nguyên nhân” của sự giàu có ở đây rất đơn giản: Do dân chăm chỉ và biết chắt chiu. Hiện Hồng Ngài có 8 bản với các tên gọi: Bản Mới, Hồng Ngài, Suối Háo, Suối Chẹn, Suối Tếnh, Lũng Tàng, Bản Đung, Bản Giàng thì chỉ có Bản Đung và Bản Giàng là còn nhiều hộ nghèo.

Hiện tại, nguồn chính để cho Hồng Ngài vươn lên là nhờ 50 ha lúa nước, 525 ha ngô, 170 ha sắn, 270 ha lúa nương. Nhờ diện tích đất này được canh tác liên tục nên tổng sản lượng lương thực của xã đã thu được 1.350 tấn. Đó là chưa kể đến 4.389 gia súc và hàng vạn gia cầm đang được các nhà dân chăn thả.

Hớp rượu còn thơm lừng hương vị ngày Xuân được mời uống chưa cạn thì ông Giàng A Tú - một “A Phủ” đang đảm trách chức vụ Mặt trận tổ quốc xã ào vào như gió. Chỉ chiếc xe máy mới cáu cạnh, ông cho biết vừa mua nó do bán ngô vụ vừa rồi. Với một tâm trạng hết sức vui, ông cho biết dịp Tết vừa qua, cứ ba ngày lại đổ xăng cho xe, đổ rượu vào người để cùng một số đoàn thể trong xã đi chúc Tết các hộ nghèo.

Ông bảo, ông và đoàn thể phải đi chúc Tết hộ nghèo cho họ đỡ buồn, đỡ mặc cảm. “Lồng ghép” vào việc chúc Tết ấy, ông cùng cán bộ triển khai việc tuyên truyền khích lệ các hộ nghèo làm kinh tế luôn. Phải phấn đấu sao cho hộ nghèo nhanh chóng không “còn có mặt” ở Hồng Ngài được nữa. Phải làm cho cái xã có chàng A Phủ của ông Tô Hoài không chỉ nổi tiếng trong Kháng chiến chống Pháp mà còn phải nổi tiếng trong thời bình vì sự giàu có....

(Hết phần 1...)

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước