“Sớm xếp hạng Đại học để xã hội đồng thuận với mức tăng học phí”

Khánh Nguyễn-Thứ hai, ngày 08/08/2016 15:24 GMT+7

Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, GS. Trần Thọ Đạt đã đưa ra những kiến nghị trong vấn đề tự chủ đại học.

VTV.vn - Đây là kiến nghị của GS. Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân liên quan tới vấn đề tự chủ tài chính, trong đó có đề xuất tăng học phí.

Đại học Kinh tế quốc dân là một trong số các trường thông báo lộ trình tăng học phí, trong đó, năm học 2016-2017, học phí dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 30%. Cụ thể, mỗi sinh viên theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ phải chịu mức học phí khoảng 15 triệu đồng/năm, có ngành học lên tới 17 triệu đồng/năm. Mức tăng học phí này theo lộ trình được Bộ GD&ĐT phê duyệt tới năm 2018.

Sau khi thông báo trên được đưa ra, đã có nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện. Tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học học 2016-2017, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, GS. Trần Thọ Đạt đã đưa ra phản hồi chính thức về vấn đề nóng này vốn đang được dư luận quan tâm trong thời qua.

Các trường đại học tăng học phí: Sinh viên lo “toát mồ hôi” Các trường đại học tăng học phí: Sinh viên lo “toát mồ hôi”

VTV.vn - Năm học mới 2016-2017, các trường đại học đã thông báo tăng học phí từ 20 - 30%, khiến nhiều sinh viên, nhất là sinh viên nghèo lo lắng vì không đủ điều kiện theo học.

Tăng học phí phải tính đến mức thu nhập của người dân "Tăng học phí phải tính đến mức thu nhập của người dân"

VTV.vn - Ông Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ giáo dục và dạy nghề, Ban Khoa giáo Trung ương - đã chia sẻ như vậy trong chương trình Cuộc sống thường ngày hôm nay (2/8).

Theo GS. Trần Thọ Đạt, trường Đại học Kinh tế quốc dân là 1 trong 14 trường Đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm về tự chủ tài chính. Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có những bước đi đầu tiên trong vấn đề tự chủ đại học.

Cụ thể là trường đã chủ động hơn trong việc mở ngành, chuyên ngành, đáp ứng thị trường lao động; xây dựng các giáo trình mang tính hội nhập quốc tế; chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm riêng trong toàn bộ quá trình đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm người dạy, người học; liên kết hợp tác quốc tế nên làm gia tăng số lượng trường liên kết đột biến, trao đổi sinh viên, giao lưu với các trường trên thế giới…


Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 cũng nhắc tới vấn đề tự chủ đại học.

Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 cũng nhắc tới vấn đề tự chủ đại học.

Trước những kết quả ban đầu đạt được sau khoảng hơn 1 năm sau khi thực hiện thí điểm, việc tự chủ tài chính cần được triển khai sâu rộng hơn nữa. Theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ, thời hạn thí điểm tự chủ đại học chỉ kéo dài tới năm 2017, nhưng để đánh giá được vấn đề thường cần chu kỳ 4 năm.

Hiệu trưởng Trần Thọ Đạt đề xuất Chính phủ có thể kéo dài thời gian tự chủ hoặc cho phép các trường chính thức tự chủ thay vì thí điểm như hiện tại. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng cần có văn bản hướng dẫn nội dung tự chủ, không chỉ về tài chính, mà còn mức độ tự chủ được giao trên cơ sở năng lực của từng trường, tự chủ không chỉ ở tài chính mà còn tự chủ bộ máy nhân sự, học thuật…

GS. Trần Thọ Đạt cũng kiến nghị, Bộ GD&ĐT sớm công bố xếp hạng các trường Đại học để người học nói riêng, và xã hội nói chung, thấy được sự khác biệt giữa các trường và đồng thuận với mức thu học phí của các trường tự chủ, trong đó có trường trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Về vấn đề học phí, GS. Trần Thọ Đạt khẳng định, các đối tượng thuộc diện chính sách, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện vào trường. Ban giám hiệu Đại học Kinh tế quốc dân nhất định tạo điều kiện cho các em theo học. GS. Trần Thọ Đạt cũng cho biết, nhà trường đã liên kết hợp tác với các tập đoàn trong nước xây dựng quỹ hỗ trợ 20 tỷ, chỉ tính riêng trong năm 2015; đồng thời xây dựng quỹ học bổng lớn nhất từ trước tới nay lên tới 50 tỉ đồng.


Vấn đề tài chính trong giáo dục được đề cập trong bản báo cáo tổng kết năm học 2015-2016.

Vấn đề tài chính trong giáo dục được đề cập trong bản báo cáo tổng kết năm học 2015-2016.

Cũng để giải quyết vấn đề tự chủ tài chính, đại diện trường Đại học Kinh tế quốc dân đề xuất giảm lãi suất vay vốn cho các trường để trang bị cơ sở vật chất đồng thời Chính phủ có cơ chế hỗ trợ các trường tiếp cận với nguồn vốn ODA. “Chúng tôi muốn vay vốn ODA, chứ không xin, để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian tới”, GS. Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.

Tự chủ đại học để nâng cao chất lượng giáo dục Tự chủ đại học để nâng cao chất lượng giáo dục

VTV.vn - Các Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ GD&ĐT đã thống nhất cao về vấn đề tự chủ đại học.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước