“Sống chung” với hiện tượng thí sinh ảo tới hết kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2016

Trung Khánh-Thứ ba, ngày 23/08/2016 14:46 GMT+7

Ảnh minh họa. VTV News

VTV.vn - Sau đợt 1 xét tuyển Đại học, Cao đẳng, nhiều khả năng hiện tượng “thí sinh ảo” sẽ còn tiếp diễn trong hai đợt xét tuyển bổ sung.

Hiện tượng "thí sinh ảo": Nên mừng hay lo?

Khác với kỳ tuyển sinh năm 2015, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào duy nhất một trường, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2016, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường. Điều này dẫn đến hiện tượng "thí sinh ảo", tức là 1 thí sinh có thể đỗ 2 trường và dĩ nhiên chỉ được chọn 1 trường để khẳng định nhập học tại trường. Do các trường sử dụng phần mềm tuyển sinh riêng nên không thể lọc "thí sinh ảo".

Đây có thể coi là cơ hội tốt để các thí sinh rộng cửa vào Đại học. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, việc Bộ quy định 1 thí sinh được nộp 2 trường nhằm đảm bảo quyền lợi, tăng cơ hội đỗ cho các thí sinh. Vì vậy, các trường phải chấp nhận tình trạng "thí sinh ảo". Và để giúp các trường hạn chế tối đa tình trạng "thí sinh ảo", Bộ GD&ĐT cũng ra quy định hoàn toàn mới, đó là có thêm bước cuối cùng của khâu xét tuyển sau mỗi đợt: Khảng định nhập học tại trường. Tức là, sau khi thí sinh đủ điểm xét tuyển vào trường, đủ các điều kiện kèm theo, sẽ phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường. Dĩ nhiên, những "thí sinh ảo" không thể thực hiện được bước này.

Đối với các trường, việc không tuyển đủ chỉ tiêu trong xét tuyển đợt 1 không phải vấn đề đáng lo ngại. Trong hai đợt xét tuyển bổ sung, cụ thể là bắt đầu từ ngày 21/8 vừa qua khi bắt đầu xét tuyển bổ sung đợt 1, các trường tiếp tục tuyển sinh để tuyển đủ hoặc tương đối đủ chỉ tiêu.

Sau đợt 1 xét tuyển, Bộ GD&ĐT đã thống kê có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường để các trường có thêm thông tin tính toán "thí sinh ảo".


396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường trong đợt 1 xét tuyển năm nay

396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường trong đợt 1 xét tuyển năm nay

Hầu hết các trường chấp nhận khó khăn về "thí sinh ảo" để các thí sinh được thuận lợi hơn khi đăng ký xét tuyển và ở kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm nay, thí sinh chính là người có nhiều cơ hội quyết định chọn học trường yêu thích.

Tính đến ngày 22/8, còn một số lượng rất lớn, khoảng hơn 100 000 chỉ tiêu Đại học, để các thí sinh lựa chọn trong các đợt xét tuyển bổ sung.

Chấp nhận "thí sinh ảo" và khắc phục vì thí sinh

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm nay, có tới 3 đợt xét tuyển. Sau đợt 1 xét tuyển, đợt 1 xét tuyển bổ sung đã chính thức bắt đầu từ ngày 21/8. Trong đợt xét tuyển bổ sung, mỗi thí sinh được đăng ký 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng. Thí sinh cũng không được rút hồ sơ hoặc thay đổi nguyện vọng trong suốt kỳ xét tuyển.

Như vậy, hiện tượng "thí sinh ảo" nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn cho tới tận ngày 21/9, thời điểm kết thúc đợt 2 xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng quy định có tới 3 lần thí sinh phải khẳng định nhập học tại trường vào các ngày 19/8 vừa qua, ngày 9/9 và 28/9. Qua 3 lần "lọc ảo" này, "thí sinh ảo" gần như sẽ không còn khi các thí sinh đã chọn được trường để chuẩn bị nhập học và các trường gần như sẽ tuyển đủ chi tiêu.

Đáng nói, một số trường, trong đó có trường ĐH Kinh tế quốc dân, đã tuyên bố không xét tuyển bổ sung (mặc dù mới được gần đủ chỉ tiêu) để đảm bảo chất lượng đào tạo và không góp phần gây khó khăn cho các trường tốp sau.


Các trường Đại học chấp nhận thí sinh ảo vì thí sinh

Các trường Đại học chấp nhận thí sinh ảo vì thí sinh

Ngoài việc "lọc ảo" với 3 lần yêu cầu thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho các trường (khẳng định nhập học tại trường) và công bố đầy đủ con số thống kê để các trường tính toán số lượng thí sinh ảo, Bộ GD&ĐT cũng có những biện pháp khác để cùng các trường khắc phục tình trạng này.

Việc xác định chỉ tiêu do chính các trường tự xác định chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo tối đa của mình và kinh nghiệm tuyển sinh của năm trước nên so với thực tế, số "ảo" có thể nằm ngay trong số chỉ tiêu được xác định. Do đó, để góp phần giảm "thí sinh ảo" phải làm xác định chính xác chỉ tiêu dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạo.

Ngoài ra,, Bộ GD&ĐT nhận định nhiều trường chỉ tập trung năng lực cho công tác đào tạo, chưa bố trí nhân lực cần thiết cho công tác khoa học, công nghệ để phát triển trường theo hướng chất lượng bền vững; chất lượng đào tạo của nhiều trường còn thấp so với yêu cầu của xã hội nên người học chưa mặn mà. Vì thế, ngoài khâu đào tạo (đầu vào), các trường cần phải chú trọng tới các công tác khác trong đó có cả các yếu tố liên quan tới đầu ra cho sinh viên.


Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: "Hiện nay, Bộ đã lấy ý kiến của các trường ĐH, các sở GD&ĐT về phương án tuyển sinh sắp tới và đã thành lập Tổ công tác để nghiên cứu, tham mưu trong việc xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất, công bố vào đầu năm học tới.

Tuy nhiên, tình trạng trên không chỉ giải quyết bằng chính sách tuyển sinh. Tuyển sinh chỉ là một công đoạn đầu của quá trình đào tạo, để đảm bảo chất lượng đầu vào và là điều kiện cần để có chất lượng đầu ra.

Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Bộ tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu trong những năm sắp tới đó là quy hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao".


Lịch xét tuyển ĐH-CĐ 2016

Lịch xét tuyển ĐH-CĐ 2016

Với mức điểm sàn 15, số thí sinh đạt ngưỡng điểm xét tuyển ĐH là 404.282, trong khi tổng tiêu ĐH là 317.639, hệ số dư là 1,27.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước