Mong VTV mãi là người bạn thân thiết

Nhịp cầu VTV-Thứ bảy, ngày 18/09/2010 13:00 GMT+7

Sau khi rời quân ngũ về sống với đời thường ở miền quê Nam Định, tôi thường xuyên xem chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Tôi coi VTV như cuốn bách khoa.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày phát sóng chưong trình đầu tiên của Đài, tôi cảm ơn các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên đã giúp tôi hiểu biết được mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng... và nhất là sự phát triển đi lên toàn diện của công cuộc đổi mới của đất nước và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúc VTV luôn có những chương trình hay, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của toàn dân đất Việt, sánh vai với các đài truyền hình tiên tiến trên thế giới.

Song, tôi xin mạnh dạn gióp ý kiến xây dựng Đài THVN như sau:
Nên thống nhất cho các BTV, phát thanh viên về câu nói sau mỗi chương trình
Hiện tại, mỗi BTV, phát thanh viên nói không thống nhất, thiếu khoa học, thiếu tính cảm, thiếu lịch sự. Ví dụ có người nói: “Chương trình đến đây là hết, xin tạm biệt và hẹn gặp lại. Ở câu này rõ ràng thừa cụm từ “ hẹn gặp lại” bởi vì đã tạm biệt thì nhất định còn gặp lại. Bên cạnh đó, câu nói trên lại cộc lốc, thiếu văn hoá giao tiếp. Có người lại nói: “Chương trình đến đây là hết, xin kính chào tạm biệt”. Có người lại nói: “Chương trình đến đây là hết, xin kích chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các chương trình lần sau”.
Tôi cho rằng câu “Chương trình đến đây là hết, xin kính chào tạm biệt” là vừa gọn, vừa đẹp.
Trong chương trình quảng cáo không nên quảng cáo đi, quảng cáo lại nhiều lần
Việt Nam có câu “5 lần 7 lượt quá được rồi”. Dân trí Việt Nam ngày nay khác trước rồi. Ví dụ chỉ quảng cáo về máu tóc phun nữa mà ngày nào cũng quảng cáo, chẳng những quảng cáo một lần mà hàng chục lần trong ngày. Chẳng phải “nghe lắm thấm lâu” mà “nghe lắm nhàm tai”. Ngoài ra, trong quảng cáo không nên đưa những hình ảnh, hình tượng làm cho khán giả ghê ghê, rợn rợn tưởng như dị dạng, biến dị.
Trong chương trình Danh nhân Đất Việt: Có một bên là hình ảnh để chứng minh, một bên là văn tự để diễn giải, nên để thời gian giới thiệu hình ảnh và văn tự bằng nhau. Trong nhiều chương trình, hình ảnh vẫn còn mà phần chữ đã xoá làm cho người xem không kịp theo dõi.
Trong một chương trình không nên “đầu voi đuôi chuột”, “ông nói gà, bà nói thóc lép”. Ví dụ BTV dẫn chương trình trên màn hình thì dưới màn hình lại có những hàng chữ giới thiệu những nội dung khác chạy qua. điều này làm cho khán giả không được thoải mái.
Không được chủ quan khi xuất hiện trên màn hình
Dù bất kỳ ai, khách mời hay BTV, phát thanh viên, người dâẫ chương trình trước khi xuất hiện trên màn hình phải kiểm tra sự chuẩn bị của mình đã thật tốt chưa. Trong một số chương trình, BTV dẫn vẫn còn vấp, nói sai.
Trên đây là bài viết của khán giả Vũ Văn Chu, 72 tuổi ở xóm 9, làng Tân Liêu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định gửi về cho Nhịp cầu VTV. Nhịp cầu VTV trân trọng cảm ơn những chia sẻ, đóng góp của khán giả Vũ Văn Chu đối với các chương trình của VTV.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước