Phản hồi “Khi nét đẹp học đường bị đánh mất”

VTV6-Thứ sáu, ngày 26/03/2010 08:00 GMT+7

Chương trình Chat V6 trực tiếp với tên gọi “Khi nét đẹp học đường bị đánh mất” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Sau khi chương trình khép lại, đã có rất nhiều ý kiến nhận xét của những người tham dự cuộc tọa đàm tại trường quay S10.


Chương trình này đã đưa ra được rất nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nêu được thực trạng chung của bạo hành học đường. Thứ hai là đã nêu được hướng giải quyết để thoát ra tình trạng hiện nay. Theo mình, chương trình đã làm tốt vai trò làm cầu nối giữa gia đình, nhà trường và học sinh.
Cũng vì rất yêu quý thế hệ trẻ và quan tâm đến lĩnh vực văn hóa học đường nên tôi đã đến đây. Sự việc vừa xảy ra qua clip của trường Trần Nhân Tông về phía tôi là một người làm công tác văn hóa văn nghệ tôi cảm thấy rất đau lòng.
Sau khi xem chương trình này, từ góc độ người làm công tác tham mưu về vấn đề giáo dục đào tạo, tôi có một số cảm tưởng: thứ nhất là rất hoan nghênh và cảm ơn những người thực hiện chương trình này với một mục tiêu rất cả, cũng mang tính nhân đạo và có giá trị gửi một thông điệp tới tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Hãy xích lại gần thế hệ trẻ và đánh thức tâm tư, tình cảm của mình để hướng tới chăm lo giáo dục thế hệ trẻ một cách sống tốt hơn theo đúng chủ trương đường lối và mục tiêu giáo dục của Đảng.

Với tư cách một phụ huynh, tôi nghĩ các phụ huynh cũng nên nhìn nhận lại cách ứng xử của mình đối với con cháu. Cũng cần có những gửi gắm tình cảm nhất, máu thịt nhất và trách nhiệm xã hội nhất định đối với con cháu rằng: cũng phải chia sẻ với các bậc cha mẹ. Quan điểm của tôi cũng giống phát biểu của bạn trẻ đã nói ở cuối chương trình.

Bà Lê Thị Bích Hồng (Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương) "Rất quan tâm đến chương trình"

Là một người mẹ thì tôi thấy có một cái gì đó rất là xa xót. Cái xa xót với nhiều lý do, có khi là của đau con xót khi mà đứa con bị đánh. Cái xa xót hơn nữa là sự vô cảm lạnh lùng của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là học sinh trung học bây giờ.

Hãy làm cho con người gần nhau hơn. Muốn vậy thì môi trường phải hết sức thân thiện, bởi vì môi trường xung quanh từ gia đình, nhà trường và xã hội tạo bầu không khí để mỗi người được nói, được phản ánh, được yêu thương nhau hơn.

Một bộ phận các em học sinh bây giờ rất thiếu văn hóa ứng xử: ứng xử với cha mẹ, với thầy cô giáo, với bạn bè, ứng xử với xã hội, với môi trường thiên nhiên. Các em phải biết yêu, biết trân trọng, phải có tình thương của con người, thấm đẫm chất nhân văn... Có thế thì tôi nghĩ vấn đề mới được giải quyết thấu đáo.

Tôi thấy các vị khách mời của chương trình đã nói được rất nhiều giải pháp khác nhau, của cả cơ quan quản lý Nhà nước, của cả cơ quan báo chí.v.v... Nhưng ở đây tôi muốn nói đến một lĩnh vực khác nữa, ta phải giải quyết xem cái bạo lực ấy nó có căn nguyên từ đâu. Đó là một quá trình và phải giải quyết căn nguyên từ gốc, mà gốc là phải từ những đứa trẻ mới sinh ra, từ tiếp nhận học mẫu giáo đến học phổ thông và sau khi vào đại học.

Rất cảm ơn chương trình đã “xới xáo” vấn đề và tôi nghĩ không chỉ dừng lại ở đây mà cần phải có một sự đầu tư hơn nữa để tìm căn nguyên của vấn đề.

PV Thành Chung (Báo Hoa học trò Online) : "V6 đã tạo được cầu nối"

Chương trình đã có rất nhiều giải pháp rồi nhưng mà mình vẫn muốn nêu một số ý kiến. Mối liên kết trong nhà trường, mình thấy nó rất quan trọng, ví dụ như cán bộ lớp mất đi giá trị so với ngày xưa. Theo mình, nếu tăng cường mối liên hệ giữa học sinh với giáo viên chủ nhiệm và giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình thì sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều.

PV Hoàng Thùy (Báo VNExpress): Cần có nhiều diễn đàn như chương trình này

Chương trình đã tạo ra một môi trường để các em học sinh và phụ huynh có thể hiểu nhau hơn. Đó cũng là cách để phụ huynh nêu ý kiến của mình cũng như học sinh – con em họ có thể nói thỏa mái những gì họ suy nghĩ. Tâm tư tình cảm của nhau đã được bộc lộ và chính các vị phụ huynh đã có những cảm xúc rất nghẹn ngào khi mà nghe con của mình tâm sự, đó là một điều rất tốt. Chúng ta nên có nhiều diễn đàn để cha mẹ và học sinh có thể chia sẻ với nhau. Đồng thời báo chí khi đưa tin hay viết bài nên có phần để độc giả chia sẻ.

Ông Trần Phước Lưu (Vụ phó Vụ Giáo dục Đào tạo và dạy nghề - Ban Tuyên giáo Trung ương): Hoan nghênh và cảm ơn những người thực hiện chương trình

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước