Hành trình đổi thay và những chuyện "không thể tin được"

Đăng bởi Bài: Khắc Vinh, Ảnh: Hồng Hà 0 Bình luận

6 Tháng 9 2015

Nhóm tác giả nhận giải đặc biệt

Một hành trình 10 năm gian truân "đến với con" được chính những người trong cuộc kể lại với nguyên vẹn cảm xúc. Không montage cầu kỳ. Một câu chuyện có thật, xúc động, chiếm trọn trái tim của khán giả. Tác giả của giải nhất "Tác phẩm hay Quý III/2015 - Ban Khoa giáo", cũng đã có một hành trình dài tới 10 năm để "dám thay đổi" và "thay đổi" đến "không thể tin được!"

Từ hành trình 10 năm..

 

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài THVN, lễ trao giải "Tác phẩm hay Quý III/2015 - Ban Khoa giáo" cũng đã được tổ chức sớm hơn lệ thường, và lần đầu có số lượng tác phẩm dự thi lớn nhất (14 tác phẩm). Đây cũng là lần đầu tiên, nhiều biên tập viên kỳ cựu dành được nhiều giải thưởng cao nhất, với những cách làm mới, đột phá để mang tới cho công chúng những tác phẩm ấn tượng.

Một giải đặc biệt duy nhất đã được trao cho tác phẩm "Giờ gia đình  -Hành trình đến với con" của nhóm tác giả Lê Hương, Lô Linh, Tạ Hiền, Thảo Trà, Thành Nhân, Tài Việt, Thành Luân, Việt Cường, Đức Anh, Hoàng Linh.

"Hành trình đến với con" là câu chuyện có thật và khó tin. Khó tin bởi, hai nhân vật chính của chương trình chị Mỵ Thu một giáo viên ngoại ngữ và chồng chị, anh lái xe Đặng Trần Duy sau 10 năm đằng đẵng tìm thầy, tìm thuốc, chạy chữa căn bệnh hiếm muộn, tốn kém đến mức kiệt quệ về tài chính, tưởng như đã tuyệt vọng, bế tắc, thì đã thành công ngay ở lần đầu tiên tiến hành thụ tinh nhân tạo. Hai cô con gái sinh đôi, xinh xắn, kháu khỉnh đã ra đời như một món quà, một điều kỳ diệu mà các cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viên Phụ sản Trung ương mang tới cho vợ chồng anh chị.

Thế nhưng, một câu chuyện khác cũng khó tin không kém, theo cách mà Phó trưởng phòng Kiến thức Cộng

Tác phẩm đoạt giải "Tác phẩm hay Quý III/2015 - Ban Khoa giáo"

Giải đặc biệt:

Tác phẩm “Giờ gia đình: Hành trình đến với con”

Nhóm tác giả: Lê Hương, Lô Linh, Tạ hiền, Thảo Trà, Thành Nhân, Tài Việt, Thành Luân, Việt Cường, Đức Anh, Hoàng Linh

Giải nhất

1. Tác phẩm “Khám phá: tiếng đàn Ta Lư”

Nhóm tác giả: Ngọc Ánh, Việt Phú, Hồng Trang, Bảo Phong, Hồng Ngọc, Thành Luân, Phương Anh, Ngọc Hưng

2. Tác phẩm “Những người đàn ông tự tin: Đàn ông làm đẹp”

Nhóm tác giả: Thanh Thúy, Phong Loan, Ngọc Lam, Thu Trang, Nguyễn Trang, Ngọc Anh, Phùng Hiệp, Hoàng Lâm, Thành Luân, Huỳnh Cường, Hoàng Linh, Quốc Phong, Đức Anh.

Giải nhì

1. Tác phẩm “Tạp chí KHXH&NV: Ngôi đình làng Việt”

Nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Hải, Xuân Chinh, Đình Hoàn, Chu Vui, Vũ Trọng

2. Tác phẩm “Kỹ năng thoát hiểm: Xử lý khi dị vật vào mắt”

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Ba, Hồ Nữ Thị, Quốc Phong, Nữ Thị

3. Tác phẩm “Phát triển bền vững: Một gia đình yêu loài linh trưởng”

Nhóm tác giả: Phạm Hùng, Hưng Đô, Tùng Lâm

đồng Quốc Đông nhận xét: "Hành trình 10 năm chỉ làm những chương trình dạy học đơn giản của chị Lê Hương đã thay đổi, và chị đã "lột xác" trở thành đạo diễn, biên tập chương trình talkshow "Giờ gia đình", đó là một điều phi thường!".

BTV Lê Hương, nguyên là một giáo viên, chị đến với Đài THVN và có một hành trình tới 10 năm chỉ sản xuất chương trình Phổ biến kiến thức môn Toán trên truyền hình, với những cách làm khá đơn giản trong trường quay, và cũng chưa bao giờ dám đi công tác xa chỉ đơn giản vì mắc chứng say xe ô tô. 10 năm gắn bó với một cách làm cũ đã quen đến mức tưởng như khó có thể thay đổi, thì giờ đây BTV Lê Hương đã trở thành một "người kể chuyện" khá thú vị. Những câu chuyện của chị trong chương trình "Giờ gia đình" như "Hành trình đến với con" hay "Cô giáo 12 năm nuôi chồng chạy thận"... đều là những câu chuyện đậm chất nhân văn và lay động trái tim khán giả.

Lê Hương kể: "Tôi có thể dành cả ngày để nghe những nhân vật của mình kể lại câu chuyện của họ. Những ngày đầu, tôi cảm thấy mệt mỏi kinh khủng như bị rút hết năng lượng trong người, thế nhưng, chỉ đến khi đồng nghiệp lý giải, đó là do tôi quá tập trung trong nhiều giờ nên bị như vậy. Như một lẽ rất tự nhiên, tôi chỉ có một mong muốn là đưa những câu chuyện của họ, những câu chuyện khiến tất cả chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ hay đơn giản chỉ là để sống tốt hơn lên sóng truyền hình."

Câu chuyện về giải đặc biệt của "Tác phẩm hay Quý 3/2015" cũng đã là chủ đề để những người Khoa giáo rút tỉa ra cho mình những kinh nghiệm làm nghề, phó trưởng phòng Xã hội, Công Tú đặt vấn đề : "Chương trình "Giờ gia đình" đã giải quyết được vấn đề lớn về mặt thể hiện. Nếu chúng ta tập trung vào những câu chuyện việc thật, người thật, những câu chuyện thật cụ thể, gần gũi với đời sống thì không cần biện pháp hay thủ pháp nào phức tạp cũng có thể thu hút được khán giả. Đương nhiên, không cần đến những người nổi tiếng, trong một chừng mực nào đó. Tất nhiên, để làm việc đó thì không dễ dàng. Giờ gia đình đã đi đúng hướng với tối giản các thủ pháp truyền hình, với cách làm giản dị và lắng đọng".

Phó trưởng ban Khoa giáo Lê Hải Anh nhận định:"Tôi đánh giá cao sự thay đổi trong bản thân những người thực hiện chương trình, các bạn đã dám thay đổi những cách làm cũ trong nhiều năm, dám đi tìm những đề tài khó thực hiện hơn. Các bạn đã đưa được những câu chuyện có thật, những câu chuyện nhân văn, sâu sắc và đồng cảm được với cảm xúc của khán giả trong mỗi tác phẩm. Sự dám thay đổi của các bạn đã được ghi nhận, và hôm nay, mỗi ngày chất lượng của "Giờ gia đình" lại càng được nâng cao hơn. Chỉ cần chúng ta muốn thay đổi là chúng ta làm được!" .

...đến những bất ngờ "không thể tin được"

Lễ trao giải "Tác phẩm hay Quý 3/2015" được tổ chức vào dịp diễn ra chuỗi các sự kiện đặc biệt của VTV, và vì thế nó cũng đặc biệt hơn những lần khác. Nhân dịp này, Ban Khoa giáo cũng đã tổ chức trao giải "Cảm xúc VTV". Đây là cuộc thi chỉ phát động trong chưa đầy 3 tuần lễ nhưng đã thu hút tới 32 bài dự thi của toàn thể cán bộ, nhân viên, cộng tác viên ban Khoa giáo hiện đã, đang công tác hay đã chuyển công tác sang đơn vị khác. Tác phẩm xuất sắc nhất cũng đã được trao cho Nguyễn Bảo Quốc (phòng Khoa học Môi trường), một biên tập viên, mà theo trưởng ban Đỗ Quốc Khánh: "Tôi đã từng hồ nghi và đã có lúc thất vọng vì Bảo Quốc. Thế nhưng, những thay đổi vượt bậc trong nghề nghiệp của Bảo Quốc ở những tác phẩm gần đây, và đặc biệt là trong bài viết vô cùng ấn tượng tham gia "Cảm xúc VTV" của anh, đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ và thái độ về Bảo Quốc. Những người Khoa giáo vẫn luôn là những con người khiêm tốn, chân thành, giàu năng lượng và bền bỉ".

Còn theo Phó trưởng ban Nguyễn Hoàng Lâm thì: "Đọc các bài viết, mà đúng hơn là những dòng tâm sự ruột gan của những người Khoa giáo, càng cảm nhận rõ hơn sợi dây gắn kết giữa từng con người VTV2, gắn kết các thế hệ với nhau trong ngôi nhà này. Đó thực sự là tình yêu!"

"Năm nay, chúng ta kỷ niệm 45 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên, và kỷ niệm 27 năm thành lập ban Khoa giáo. Chúng ta là những thế hệ đi sau, biết ơn và tự hào về thế hệ cha anh đi trước. VTV đang tạo ra một không gian để mọi người thoả sức sáng tạo và Khoa giáo cũng đã tạo ra mảnh đất tốt để những người sáng tạo phát triển. Các thế hệ cha anh, và các bạn ngồi đây đều đã làm nên được những đổi thay đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của Khoa giáo và hôm nay tôi tin rằng từng người Khoa giáo ở đây sẽ còn làm được những thay đổi không thể tin nổi" - Trưởng Ban Khoa giáo Đỗ Quốc Khánh kỳ vọng.

Ban Khoa giáo đã dành đăng trang trọng những bài viết "Cảm xúc VTV" trên trang web riêng của Ban và sẽ tiếp tục nhận bài viết cho đến dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Ban Khoa giáo (năm 2018). Đây là một đoạn trích trong bài viết "VTV với tuổi thơ tôi, thật không thể tin nổi" tham gia cuộc thi "Cảm xúc VTV" của biên tập viên Bảo Quốc:

"Mẹ tôi làm ở Đài từ năm 1980. Gia đình chỉ có 2 mẹ con. Bố mất khi tôi gần 4 tuổi, lúc đó tôi không biết gì, chỉ nghe mẹ kể lại hồi còn đi học mẫu giáo con gái của bạn mẹ hỏi: “Bố cậu đâu mà không bao giờ tớ thấy đi cùng mẹ con cậu?”. Tôi trả lời: “Bố tớ đang ngủ ở dưới đất” và tiếp tục vui đùa hồn nhiên như bao đứa trẻ bình thường khác.

Ai nghe cũng thấy chạnh lòng.

Mẹ tôi…thì buồn lắm.

Mẹ tôi luôn cố gắng không chỉ làm tròn vai trò của mình, mà còn gánh vác thêm trách nhiệm của một người bố. Làm nghề truyền hình nên những chuyến công tác của mẹ như cơm bữa. Mặc dù mẹ đã cố gắng sắp xếp công việc để hạn chế những chuyến đi công tác xa, nhưng với một thằng bé 4 tuổi trong cuộc đời chỉ có mẹ như tôi khó tránh khỏi những trận khóc vật vã khi không có mẹ ở bên.

Tôi nhớ cảm giác bước chân theo mẹ vào Đài lần đầu tiên. Ôi chao… chưa bao giờ trong cuộc đời tôi nhìn thấy một cái chảo nào to đến như vậy. Bấy giờ, tôi chỉ mong có cái máy ảnh chụp lại rồi mang đến lớp khoe các bạn. Bởi nếu tôi kể lại chắc chả đứa nào tin, chúng lại bảo tôi là đồ nói phét.

Rồi những ký ức về những trận đá bóng dưới sân sân bóng nay là Tòa nhà trung tâm kỹ thuật mới khang trang và hiện đại. Ngày đó, sân bóng chỉ là bãi đỗ xe bé tẻo tèo teo. Mỗi bên thi đấu chỉ có 5 người nhưng mọi người đứng xem đông lắm. Khi có giải đá bóng thì cứ như là 1 ngày hội với Đài vậy. Tôi còi bé tí nên hay được chú Quang Huy - Bình luận viên bóng đá cõng lên vai để xem cho rõ. Tôi mê lắm, chỉ ước một lần được chạy với bóng trên “sân vận động” tuyệt vời này.

Rồi những lần theo mẹ vào Trung tâm Kỹ thuật & Sản xuất chương trình để dựng phim (nay là khoảng sân như công viên trước cửa tòa nhà mới). Ôi trời lạnh như là vào triển lãm băng đăng ý, nhưng khoái nhất là có nhiều tivi. Ngồi xem các bác dựng phim, những hình trên tivi cứ mờ từ cảnh này sang cảnh khác. Lúc đó tôi cứ nghĩ thầm không hiểu tại sao các bác ý lại có thể làm được điều tuyệt diệu như vậy. Thật không thể tin nổi!...."

Đó là câu chuyện, là cảm xúc ...của nhiều, rất nhiều PV, BTV.. có bố, mẹ từng công tác tại VTV, ngày hôm nay Bảo Quốc đã là một biên tập viên của phòng KHMT - Ban Khoa giáo, nhưng với anh thì:"Tuổi thơ của tôi bình dị như vậy đấy, chỉ có mẹ và Đài truyền hình Việt Nam. Thời gian cứ thế trôi qua, như là định mệnh tôi lại được ngồi tại căn phòng Khoa học Tự nhiên ngày nào (nay là phòng Khoa học Môi Trường). Vẫn chỗ ngồi ngày xưa, nhưng không phải để xem hoạt hình mà để làm việc như một biên tập viên."

 

 

Bạn có thắc mắc cần VTV giải đáp, bạn có thông tin cần cung cấp, hoặc chỉ đơn giản là bạn có băn khoăn muốn chia sẻ với chúng tôi, xin sử dụng form dưới đây và gửi nội dung cho Tòa soạn.