Hướng đi cho các trường CĐ – ĐH ngoài công lập “khát” sinh viên

NH/PRWeb/ĐSPL-Thứ năm, ngày 13/02/2014 14:47 GMT+7

"Trong số hơn 80 trường ĐH ngoài công lập, chỉ có khoảng 30 trường được đánh giá là khá, còn lại thì các trường khác đều gặp khó khăn trong tuyển sinh" - GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ – ĐH Ngoài công lập chia sẻ.

Trong mùa tuyển sinh năm 2013 vừa qua, rất nhiều trường ngoài công lập (NCL) chìm trong tình trạng "khát" thí sinh, đa số các trường chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Ở phía Bắc, Trường ĐH Chu Văn An là một trong những trường bi đát nhất vì chỉ nhận được 75 hồ sơ xét tuyển. Trường ĐH Dân lập Hải Phòng vẫn còn thiếu hàng trăm chỉ tiêu hệ ĐH và càng khó khăn hơn đối với hệ CĐ cũng như TCCN. Tại TP HCM, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP chỉ tuyển được 200 sinh viên/1.000 chỉ tiêu.

‘ Trường ĐH Chu Văn An l à m ột trong những trường bi đ át nh ất v ì ch ỉ nhận được 75 hồ sơ x ét tuy ển

trong năm 2013 vừa qua

Chia sẻ về những khó khăn này, ông Nguyễn Văn Thi, Giám đốc Trung tâm Marketing - Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP HCM cho biết "Nhiều năm qua, trường đã tập trung đầu tư cở sở vật chất và chất lượng giảng dạy, trường cũng đã tìm đủ mọi cách để đưa thông tin đến với người học nhưng vẫn không tuyển được".

Đặc biệt, tâm lý người học và định kiến xã hội nặng nề đối với các trường ngoài công lập cũng chính là một trong những nguyên nhân đáng nói.

Trên thực tế, tâm lý người dân luôn muốn ổn định, đảm bảo và tin cậy vì thế mà xã hội thường cho rằng vào các trường đại học công lập là tốt nhất và dễ kiếm việc.

Sử dụng Báo điện tử - Facebook – Google để truyền thông

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại, nếu tình trạng khó khăn chung của các trường ĐH, CĐ NCL là những vấn đề về học phí cao, tâm lý xã hội, uy tín...thì tại sao các trường NCL như FPT, RMIT, Kinh doanh và Công nghệ,... vẫn có thể phát triển lớn mạnh khi cùng khoác trên mình "cái áo tư thục"? Câu trả lời nằm ở hai chữ "truyền thông".

‘ Ths Lê Ngọc Giao, Phó trưởng khoa Quốc tế trường đại học Nguyễn Trãi chia sẻ về những khó khăn trong công tác tuyển sinh NCL

Chia sẻ về vấn đề này, Ths Lê Ngọc Giao, Phó trưởng khoa Quốc tế trường đại học Nguyễn Trãi cho biết: "Cái thiếu sót lớn nhất của các trường ĐH, CĐ NCL chính là sai lầm hoặc vội vàng trong việc định hướng khác hàng, chưa có chiến lược truyền thông cụ thể hoặc nếu có thì cũng chỉ ở dạng manh mún”.

Đồng quan điểm này, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ – ĐH NCL khẳng định: Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong công tác tuyển sinh. Nó giúp học sinh biết các thông tin về điều kiện trường học. Tuy nhiên, truyền thông hiện nay lại thiếu một điều: đó là truyền thông chỉ đưa thông tin về trường chứ chưa hướng dẫn cho học sinh chọn đúng ngành theo năng lực và khả năng của mình nên đôi khi học sinh vẫn lựa chọn ngành và trường học theo cảm tính. Hoặc đôi khi các trường có điều kiện rất tốt nhưng học sinh lại chưa biết để tìm đến.

‘ Theo GS.TS Trần Hồng Quân, công tác truyền thông của các trường NCL cần được chú trọng nhiều hơn nữa

Vậy, truyền thông thế nào cho đúng cách? Hiện nay, xu thế truyền thông tương tác đang là một trong những xu thế truyền thông hiệu quả nhất. Truyền thông tương tác có sự kết hợp sức mạnh của các hình thức: Báo điện tử, mạng xã hội facebook, mạng tìm kiếm google, những hình thức này rất phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thông tin của các thí sinh và gia đình về các trường trước kỳ thi hàng năm.

Hiện PRWeb-Netlink đã nghiên cứu và đưa ra chiến dịch truyền thông “giải pháp tuyển sinh 2014 cho các trường CĐ – ĐH NCL”. Giải pháp là một chuỗi các chiến dịch truyền thông tương tác có sự kết hợp sức mạnh của các hình thức truyền thông hiệu quả như: Báo điện tử, mạng xã hội facebook, mạng tìm kiếm google, những hình thức này rất phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thông tin của các thí sinh và gia đình về các trường trước kỳ thi hàng năm.

Điểm khác biệt của giải pháp truyền thông này là, giải pháp này tập trung vào các hình thức truyền thông tương tác, tạo cầu nối giữa gia đình, phụ huynh, thí sinh với nhà trường và doanh nghiệp tuyển dụng tương lai. Đây cũng là cơ hội để các bạn thí sinh tìm hiểu và trao đổi chi tiết về các thông tin liên quan tuyển sinh, đào tạo, việc làm, bằng cấp và cơ hội nghề nghiệp sau này. Do giải pháp sử dụng các hình thức truyền thông tương tác như: Facebook, google, cho phép các trường lựa chọn đúng đối tượng truyền thông mục tiêu về độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý...

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước