Báo Canada viết về sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông

Đào Tùng -Thứ sáu, ngày 11/07/2014 17:02 GMT+7

Sau đây là bài bình luận về sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông được đăng trên báo Toàn cầu hóa của Canada.

Theo tác giả Andre Bouny: Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã gây áp lực lên Hoàng Sa (nằm ở vùng biển miền Trung Việt Nam) từ cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Chúng ta hãy nhớ lại cuộc chiến giành quần đảo giữa Trung Quốc và chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974. Cũng áp lực đó đè nặng lên quần đảo Trường Sa nằm gần bờ biển phía Nam Việt Nam, giữa Việt Nam và Brunei.

‘ Nắm chắc tay súng, những người lính biển luôn trong tư thế sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Ảnh: báo Đầu tư

Thuộc chủ quyền của Việt Nam, những hòn đảo san hô không người sống của quần đảo Trường Sa nằm rất xa Trung Quốc vốn là nơi đánh bắt và trú ẩn của tàu thuyền khi có bão.

Một tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 của nhà Thanh cho thấy, biên giới phía Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không xuất hiện trên bản đồ này.

Vùng biển mà Trung Quốc muốn chiếm của Việt Nam không thể gọi là một khu vực tranh chấp vì theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Vậy mà, các lô dầu Trung Quốc đòi quyền khai thác lại nằm ở 128 hải lý đến 132 hải lý, 145 hải lý đến 156 hải lý cách bờ biển Việt Nam. Tất nhiên các lô dầu này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.

Trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã có phản đối trên nguyên tắc thông qua Thượng nghị sĩ Joe Lieberman khi cho rằng hành động của Trung Quốc là vô lý và chưa từng có. Chính việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam đang dần đẩy Việt Nam về phía Mỹ và làm khăng khít thêm quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước này.

Cũng theo bài viết thì ngay tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của mình mà ngư dân Việt Nam còn bị quân đội Trung Quốc tịch thu tàu thuyền, đánh đập...

Cuối bài, tác giả còn đăng tải hình ảnh giấy khai sinh của một người Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1940, cũng như bản chi tiết kỹ thuật một ngọn hải đăng Pháp xây dựng trên quần đảo này.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước