Báo chí quốc tế về phản ứng của Việt Nam và ASEAN trước hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

Anh Phương-Thứ ba, ngày 13/05/2014 20:10 GMT+7

Tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam

Trang mạng Korea Herald của (Hàn Quốc) nhận xét bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 vừa qua như đã gợi nên hình ảnh lửa thử vàng.

Ra một tuyên bố riêng tại Hội nghị Bộ trưởng, bày tỏ quan ngại sâu sắc trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo, những phản ứng đó của ASEAN tại Hội nghị cấp cao lần thứ 24 vừa diễn ra tại Nay Pyi Taw (Myanmar) đối với căng thẳng hiện nay tại Biển Đông đã được dư luận thế giới đánh giá cao.

Đặc biệt, bài phát biểu thẳng thắn và mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại diễn đàn ASEAN cũng đã gây một tiếng vang trong dư luận thế giới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này thông qua một số ý kiến được đăng trên các trang báo quốc tế trong 24h qua.

Trang mạng Korea Herald của (Hàn Quốc) nhận xét bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 vừa qua như đã gợi nên hình ảnh lửa thử vàng.

Trang mạng Korea Herald viết: “Trong lúc tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc đang dâng trào trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam, thì hình ảnh vị Thủ tướng đầy cương quyết khi đứng trước cộng đồng ASEAN, cực lực phản đối các hành động vi phạm của “nước lớn” và tuyên bố Việt Nam “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế đã thực sự để lại ấn tượng tốt".

Đánh giá về phản ứng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là một thành viên, Hãng tin AFP đăng bài bài viết nhận định, các nhà lãnh đạo ASEAN đã cho thấy một lập trường thống nhất trong vấn đề liên quan tới Trung Quốc. AFP ví ASEAN giống như đã bắn một tiếng súng cảnh báo tới Trung Quốc.

Bài báo này cho rằng, với việc các nhà lãnh đạo ASEAN đưa vào tuyên bố chung lập trường quan ngại sâu sắc với những gì đang diễn ra trên Biển Đông, khối này đang thay đổi thái độ dành cho Trung Quốc.

AFP cũng trích đánh giá của học giả hàng đầu về Đông Nam Á Carl Thayer, tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN cho thấy quan điểm nhất quán của ASEAN, cho thấy sự “đồng thuận” ở mức cao trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.

Trang mạng của kênh truyền hình Làn sóng Đức (DW) thì viết “chiến lược hung hăng của Trung Quốc trong khu vực chỉ khiến 10 nước ASEAN lại xích gần nhau hơn.

Trang mạng DW đăng ý kiến của nhà nghiên cứu Ernest Bower thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ nhận định: “Trung Quốc đang đẩy các quốc gia ASEAN theo hướng có cùng những mối quan ngại chung. Bắc Kinh càng cố có những hành động mới trên Biển Đông, nhất là đe dọa với Việt Nam, Philippines hay Malaysia, thì càng tạo điều kiện cho các nước ASEAN thêm gắn kết".

Theo học giả Ernest Bower: ASEAN và Trung Quốc đã cam kết tiến tới thiết lập Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), nhằm tránh xung đột và giải quyết những tranh chấp theo luật quốc tế. Nhưng khi Trung Quốc nói rằng họ cùng chia sẻ lợi ích thì họ lại hành động ngược lại. Sự mâu thuẫn này đã khiến các nước ASEAN quan ngại và làm suy yếu quyền lực mềm của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.

Trên trang mạng PhilStar (Philippines), Tổng thống Aquino nhấn mạnh Trung Quốc cần phải làm rõ việc đưa tàu vào Biển Đông là có dụng ý gì. Bởi Việt Nam cho biết họ đã nhiều lần cố gắng tìm câu trả lời thông qua các kênh khác nhau nhưng đều không nhận được bất cứ một lời giải thích nào từ phía Trung Quốc.

Theo Tổng thống Philippines Aquino, khi một quốc gia không thể đối thoại trực tiếp với một quốc gia đối tác, thì bản thân điều đó đã là một mối lo ngại.

Mời quý độc giả theo dõi video chi tiết:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước