Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng và lấn chiếm Biển Đông

Trần Hà-Chủ nhật, ngày 29/06/2014 20:47 GMT+7

Trung Quốc đang cố gắng sử dụng ưu thế của họ trong lực lượng quân sự và lực lượng hải quân để thay đổi hiện trạng, lấn chiếm Biển Đông.

Đó là nhận định của ông Edward Miller, Giảng viên Lịch sử chuyên nghiên cứu về Việt Nam, trường Đại học Dartmouth, New Hampshire, Mỹ trước những hành động sai trái của Trung Quốc.

PV: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về hành động cũng như động cơ của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển của Việt Nam?

Tôi không tin rằng đó là một hành động vì kinh tế bởi rất có thể dưới đáy biển không hề có dầu. Vì vậy, tôi nghĩ đó là một động thái chính trị nhiều hơn. Đó là hành động để Trung Quốc chứng minh khả năng của mình nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Họ đang cố gắng sử dụng ưu thế trong lực lượng quân sự và lực lượng hải quân để thay đổi hiện trạng, lấn chiếm Biển Đông. Trung Quốc thực tế đang cố gắng lấn từng bước một cách đầy toan tính. Theo tôi thì với giàn khoan dầu này, Việt Nam cần chuẩn bị đối phó là nó sẽ không chỉ ở đây một lần, mà Trung Quốc sẽ còn tiếp tục làm thế trong tương lai.

PV: Ông nhận định như thế nào về cách đối phó hiện nay của Việt Nam đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc?

Các bạn đang có lợi thế rất rõ ràng về mặt dư luận quốc tế. Các bạn đang được quốc tế ủng hộ. Thế nên, Việt Nam hãy tranh thủ lợi thế này. Ở Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, họ đang ủng hộ Việt Nam. Bởi trên thế giới hiện nay, họ nhìn thấy rõ sự hung hăng, gây hấn của Trung Quốc, luôn tìm mọi cách để bành trướng ở Biển Đông chứ không chỉ là mỗi giàn khoan dầu hiện nay.

Và rõ ràng là phần đông không ủng hộ hành động hung hăng này của Trung Quốc. Thêm vào đó, họ còn soi vào các hành động khác của Trung Quốc, không chỉ ở Biển Đông. Thế giới hiện nay đang rất nghi ngờ về các động thái của Trung Quốc về các chính sách bành trướng của họ. Và đương nhiên, đó là điều chẳng ai ủng hộ.

Nếu xét về mặt pháp lý, Việt Nam cũng có lợi thế hơn hẳn. Nếu soi vào Công ước Quốc tế của LHQ về Luật Biển. Tôi nghĩ rằng Việt Nam có thế mạnh về vấn đề này và Việt Nam nên tìm cách tận dụng lợi thế mà các bạn có về mặt pháp lý.

PV: Là một chuyên gia về lịch sử Việt Nam, ông nhận định như thế nào về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa?

Việc có người Trung Quốc cho rằng Việt Nam chưa bao giờ có một tuyên bố chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa là điều không đúng sự thật. Trên thực tế, các triều đại nhà Nguyễn đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ mà mình cai trị. Song năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa. Quốc tế sẽ không công nhận điều đó. Tôi nghĩ cuối cùng thì vấn đề này phải được giải quyết thông qua pháp luật, thông qua các quy ước Quốc tế về Luật Biển. Trung Quốc sẽ khó khăn trong việc đối phó với vấn đề pháp lý.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quý độc giả quan tâm tới vấn đề này có thể theo dõi vidoe dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước