Chưa xử lý quyết liệt người đại diện, vốn Nhà nước tiếp tục mất

Tuyết Mai-Thứ hai, ngày 28/04/2014 14:36 GMT+7

Thời gian qua, có những người đại diện vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà không bị xử lý hoặc xử lý quá chậm, làm vốn Nhà nước càng bị mất thêm.

Nguyên nhân là chính các Tổng Công ty Nhà nước đang rất e ngại khi đưa ra các quyết định cách chức, hay rút vốn của những người này. Đây có lẽ cũng là một vấn đề cần thay đổi trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.

‘ Ảnh: VTV Online

Theo báo cáo, từ năm 2011 Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội đã báo cáo lỗ 13,7 tỷ đồng. Năm 2012 công ty này tiếp tục báo lỗ 23,3 tỷ đồng. Nhận thấy Tổng Giám đốc công ty đồng thời là người đang nắm giữ phần vốn Nhà nước không có khả năng khắc phục, các thành viên trong tổ quản lý nguồn vốn Nhà nước đã báo cáo cấp trên là Tổng Công ty xây dựng Hà Nội. Nhưng do đây là công ty Nhà nước nắm cổ phần chi phối, Tổng Giám đốc lại là người đại diện vốn Nhà nước, nên phải sau chín tháng với nhiều cuộc họp thanh tra, kiểm tra vị Tổng Giám đốc mới chính thức bị cách chức. Chín tháng chờ đợi Công ty bê tông xây dựng Hà Nội lại tiếp tục thua lỗ thêm 50 tỷ đồng, khiến 85% vốn Nhà nước đã bị mất.

Một trường hợp khác là Công ty cổ phần Trung Đô tại Nghệ An, trong đó Tổng Công ty xây dựng Hà Nội nắm 32% vốn Nhà nước. Mặc dù vị Tổng Giám đốc cũng là người đại diện vốn Nhà nước đang bị điều tra làm rõ những sai phạm trong việc điều tra sử dụng vốn ODA và các sai phạm khác gây mất vốn Nhà nước, nhưng nhiều năm nay vị Tổng Giám đốc này vẫn được tại chức và vẫn đang chịu trách nhiệm quản lý phần vốn của Nhà nước.

Lý giải về sự chậm trễ trên, ông Ngô Xuân Bắc - Hội đồng thành viên của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội - đơn vị đã giao cho cho giám đốc quản lý phần vốn của Nhà nước cho biết, trong quá trình xử lý thì chính người bị xử lý lại gửi khiếu nại đi khắp nơi, khiến Tổng Công ty phải giải trình. Trong thời gian chờ đợi thì vốn Nhà nước tiếp tục bị mất.

Theo Vụ Quản lý doanh nghiệp của Bộ Xây dựng, để hạn chế tình trạng trên, từ nay đến năm 2015, các công ty Nhà nước của Bộ Xây dựng sẽ cổ phần hóa theo hướng: Nhà nước sẽ không năm cổ phần cổ phần chi phối - nghĩa là cơ chế này sẽ giúp cho các công ty cổ phần chủ động cách chức được người điều hành không hiệu quả nhanh hơn, mà không phải qua nhiều khâu như bây giờ.

Cũng theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2015, sẽ có 14 Tổng Công ty thuộc Bộ thực hiện cổ phần hóa, cùng 400 công ty con tiến tới thoái hóa vốn Nhà nước tại 148 công ty con và công ty liên kết. Mặc dù sẽ phải đối mặt với nhiều phức tạp, nhưng đây sẽ là giải pháp để hạn chế tình trạng mất vốn Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.

Quý vị có thể theo dõi chi tiết các nội dung trên qua VIDEO dưới đây:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước