Đằng sau cuộc đua gia tăng sở hữu hạ tầng thanh toán của "đại gia" ngoại

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 14/01/2020 15:51 GMT+7

VTV.vn - Đầu tháng 11 vừa qua, Lazada công bố lần đầu tiên tích hợp ví điện tử eMonkey vào nền tảng thương mại điện tử.

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vừa xuất hiện thông tin thu hút sự chú ý được hãng thông tấn Reuters dẫn lời: "Ông trùm" thương mại điện tử Trung Quốc là Alibaba đang rót vốn mua lại lượng lớn cổ phần của một ví điện tử Việt Nam là eMonkey. Thực tế trước đó, công ty thương mại điện tử "con" của Alibaba hoạt động tại Việt Nam là Lazada cũng đã tích hợp ví điện tử eMonkey vào nền tảng cách đây ít lâu. Điều này tiếp tục cho thấy xu hướng gia chạy đua, gia tăng sở hữu hạ tầng thanh toán của các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là nhóm có vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.

Đầu tháng 11 vừa qua, Lazada công bố lần đầu tiên tích hợp ví điện tử eMonkey vào nền tảng thương mại điện tử. Đại diện Lazada giải thích, đây chỉ là tích hợp ví điện tử của đối tác để gia tăng trải nghiệm cho người dùng. Doanh nghiệp không có ý định tự phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên ví điện tử.

Tuy nhiên mọi việc có vẻ đã khác đi khi hãng thông tấn Reuters cho biết, tập đoàn mẹ của Lazada là Alibaba Trung Quốc đã mua lại lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp ví điện tử eMonkey. Điều này cho thấy Lazada cũng như Alibaba không đơn giản như những gì họ nói.

Trước đó, các ông lớn đầu ngành thương mại điện tử vốn nước ngoài khác tại Việt Nam Shopee cũng đã chạy đua thâu tóm 30% cổ phần của đối tác trong nước để có được ví điện tử Airpay. Đồng thời dùng nhiều chiêu thức để thu hút người dùng thanh toán qua kênh mới này.

Giới chuyên gia nhận định, lợi ích dễ thấy nhất khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử ra sức có được ví điện tử để thúc đẩy người dùng thanh toán trước khi đặt mua online. Khi đó, chi phí bán hàng mới có thể được kéo giảm.

Cái lợi sâu xa hơn khi có được hạ tầng thanh toán, đó là khả năng nắm giữ được dòng tiền, dữ liệu chi tiêu của người dùng và triển khai các mô hình kinh doanh dựa trên đó. Đây là điều là những ông trùm thương mại điện tử chứng minh được tại thị trường Trung Quốc. Khi nền tảng thanh toán Alipay của Alibaba và Wechat Pay của Tecent đã chiếm hơn 90% thị phần thanh toán di động.

Giới chuyên gia nhận xét, việc quan tâm hơn đến các yếu tố cốt lõi như hạ tầng thanh toán là tín hiệu tích cực cho sự phát triển của toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai... thay vì chỉ so kè, cạnh tranh lẫn nhau về các yếu tố thiếu bền vững như khuyến mãi giảm giá như trước đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước