Đánh giá tiềm năng để tăng năng lực xuất khẩu Việt Nam

Kiều Oanh-Thứ tư, ngày 30/07/2014 17:00 GMT+7

Sáng 30/7, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi hội thảo quốc gia về đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

Đây là cuộc hội thảo nhằm xác định các sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu trên cả nước và tại từng vùng nằm trong khuôn khổ dự án ODA do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ. Hội thảo cũng là dịp để bước đầu xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

‘ Ảnh minh họa

Ý kiến tại hội thảo cho thấy, các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao bao gồm cà phê, cao su, điều, dệt may, da giày và các thiết bị điện tử. Hiện nay 90% sản lượng cao su là xuất khẩu và Việt Nam cũng là một trong ba nước có năng suất cao su lớn nhất thế giới, ngang với Thái Lan và chỉ đứng sau Ấn Độ. Ở lĩnh vực công nghiệp, các thiết bị điện, điện tử, hàng dệt may và da giày được đánh giá là có tiềm năng lớn, song xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu là do đóng góp từ khối FDI.

Xuất khẩu lúa gạo mặc dù tăng liên tục về sản lượng trong những năm qua, song do thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa cùng với sự có mặt của nhiều nhà cung cấp mới khiến ngành này được dự đoán là sẽ có tiềm năng xuất khẩu thấp trong tương lai.

Báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại trong xuất khẩu của Việt Nam như giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo, phụ thuộc nặng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu về tiềm năng xuất khẩu cũng như những tồn tại trong chuỗi sản xuất, Bộ Công Thương cho biết, sẽ xây dựng những hoạt động cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại từng vùng trên cả nước.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước