DN Việt cần thay đổi để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 15/10/2017 11:13 GMT+7

VTV.vn - Đổi mới tư duy cạnh tranh trong một nền kinh tế hội nhập là điều cần làm với doanh nghiệp Việt Nam trước khi quá muộn!

Trong tuần qua, hành động dán khẩu hiệu phản đối taxi công nghệ, chủ yếu là nhắm vào Grab, Uber... của các hãng taxi truyền thống ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh "nóng" trên các mặt báo ra trong tuần. Dù vẫn còn những tranh cãi đúng-sai từ nhiều phía nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm chung: Đó là không đồng tình với hành động của các hãng taxi truyền thống.

Theo tờ Đầu tư, những phản ứng của các hãng taxi truyền thống cho thấy tư duy chưa thật sự đổi mới.

DN Việt cần thay đổi để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập - Ảnh 1.

Cũng trong tuần qua, một câu chuyện cạnh tranh khác cũng được nhắc nhiều trên báo chí, đó là hình ảnh từ Giám đốc đến nhân viên cây xăng Nhật Bản đầu tiên ở Việt Nam cúi chào khách đến mua xăng - một hình ảnh khác biệt với các trạm xăng ở Việt Nam. Trên báo Tuổi trẻ xuất hiện hình ảnh ông Hiroaki Honjo - Tổng Giám đốc một công ty xăng dầu Nhật Bản cúi chào khách đến đổ xăng tại trạm Idemitsu Q8 (gọi tắt là IQ8).

Trong cùng thời điểm, người ta thấy các cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex căng khẩu hiệu "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Theo tờ Thanh niên, với công nghệ vượt trội, hệ thống phần mềm quản lý tự động, thanh toán bằng thẻ, hệ thống đường ống chống rò rỉ, cháy nổ… IQ8 chắc chắn sẽ tạo sức ép cạnh tranh khi mà trạm bơm này với phần mềm tính toán tự động chính xác tới 0,01 lít.

Con số 0,01 lít chính xác thực ra không phải là điều quá đặc biệt bởi sai số cho phép ở Việt Nam là 0,03% (tức là lớn hơn gấp 3 lần). Nhưng sự xuất hiện của "đại gia" xăng dầu lớn thứ 2 của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ buộc các doanh nghiệp xăng dầu phải nâng cao chất lượng dịch vụ.

DN Việt cần thay đổi để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập - Ảnh 2.

Người tiêu dùng giờ đây khắt khe hơn khi nhìn nhận về chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên, giá trị thương hiệu…thay vì khẩu hiệu. Theo đó, đã và sẽ không còn kiểu hưởng ứng phong trào như trước nữa. Trên thực tế, nhiều thương hiệu Việt thay đổi chất lượng, phong cách phục vụ đã được ưa chuộng. Thế nhưng, với sự hội nhập ngày càng sâu hơn của doanh nghiệp nước ngoài, sẽ cần nhiều hơn nữa những thay đổi đối với doanh nghiệp Việt trước khi quá muộn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước