Liên kết tiểu vùng để tái cơ cấu nông nghiệp tại ĐBSCL

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 27/09/2016 14:53 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Nhằm phát huy hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản Việt, mô hình liên kết tiểu vùng trong sản xuất nông nghiệp sẽ được triển khai tại ĐBSCL.

Lần đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long, một giải pháp để tái cơ cấu nông nghiệp là liên kết các thế mạnh của các tiêu vùng để phát triển. Ví dụ, liên kết Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang có thể giảm đến 1.000 đồng/kg lúa để tạo tính cạnh tranh cho hàng hóa nông nghiệp trên thị trường.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp sẽ được triển khai cho các tiểu vùng, sau đó nhân rộng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm phát huy hiệu quả tính tập thể trong sản xuất, tiêu thụ, từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt.

Theo Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, việc liên kết tiểu vùng sẽ đưa người nông dân từ sản xuất manh mún sang cánh đồng mẫu lớn. Thay vì mỗi hộ sản xuất một loại giống với quy trình canh tác khác nhau, thì nay sẽ được doanh nghiệp định hướng, dẫn dắt sản xuất, sau đó tiêu thụ nông sản. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng "mua mù - bán mù" - người trồng cứ trồng, người mua lại không có nhu cầu, mạnh ai nấy làm khiến giá trị nông sản sụt giảm.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã dẫn ví dụ, việc liên kết thành vùng lớn tiết kiệm được chi phí vật tư đầu vào, giảm được 1.000 đồng/kg lúa tại tỉnh này.

"Chúng ta biết sản xuất nhỏ thì chi phí cao, mà sản xuất lớn thì chi phí thấp, định hướng người nông dân không trông chờ vào giá bán nông sản nữa mà người nông dân phải giảm chi phí sản xuất bằng ứng dụng KHCN, bằng làm ăn tập thể" - ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp cho biết.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng, việc hình thành vùng liên kết sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy hoạch của tiểu vùng để có định hướng sản xuất, cung cấp phân bón cho từng loại cây trồng, chủ động được địa bàn tiêu thụ sẽ tiết giảm chi phí kho bãi, vận chuyển.

Theo các chuyên gia, một năm canh tác 3 vụ lúa liên tục khiến cho đất không được nghỉ ngơi để tái tạo lại chất lượng, phù sa chưa kịp bồi đắp. Vì thế, khi hình thành vùng liên kết, các địa phương sẽ chủ động xây dựng quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi theo từng vụ, từng vùng. Như vậy, chất lượng và giá trị nông sản sẽ được nâng cao.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước