M&A: Thành công không chỉ ở đàm phán

Quỳnh Anh-Thứ hai, ngày 12/08/2013 21:39 GMT+7

 Mua bán sáp nhập (M&A) là công cụ mà ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất, huy động thêm vốn để tăng trưởng đột phá. Để hoàn tất một thương vụ M&A đã khó, để doanh nghiệp thành công hậu M&A lại càng khó hơn.

Trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy, có tới 80% các thương vụ M&A kết thúc thất bại, các doanh nghiệp đường ai nấy đi sau một thời gian sáp nhập. Đây cũng là một trong những chủ đề được thảo luận tại Hội thảo “Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Có một vấn đề, khi nhiều doanh nghiệp thường tập trung vào việc làm thế nào để đàm phán một thương vụ M&A thành công thì lại hay bỏ qua những chiến lược để làm việc với đối tác sau đó. Vì vậy mà có đến 80% các thương vụ M&A đi đến thất bại chỉ sau một thời gian.

Giáo sư Nigel Denscombe, Nhà tư vấn quản trị chiến lược quốc tế đánh giá: “Tôi nhận thấy các công ty Việt Nam ai cũng nhiệt tình với hoạt động mua bán sáp nhập, nhăm nhe chốt hợp đồng một cách nhanh chóng mà không tìm hiểu kỹ thông tin, hành động lại dựa trên cảm tính chứ không phải là logic nên dễ mắc sai lầm”.

‘ Ảnh: Hội DN trẻ

Theo ông Marc Djandji, Phó Giám đốc Công ty chứng khoán dầu khí PSI: “Hoạt động M&A đúng như một cuộc hôn nhân vậy, cả hai phải dành ra thời gian để tìm hiểu đối tác của mình là ai, họ mong muốn gì, văn hóa và tính cách của họ thế nào. Có hiểu rõ nhau thì mối quan hệ mới bền vững được, chứ mỗi người một mong muốn thì đổ vỡ là điều rất dễ xảy ra”.

Thương vụ tập đoàn y tế Fortis đầu tư vào tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ được nhắc đến như một ví dụ tiêu biểu của một thương vụ M&A thành công. Trị giá của doanh nghiệp đã tăng từ 100 triệu USD vào năm 2012 lên 120 triệu USD sau 1 năm.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cho biết: “Chúng tôi xác định ngay từ đầu là tìm ai để phối hợp với mình, người đó phải có chiến lược, văn hóa gần giống với mình, và chúng tôi tìm thấy sự gần giống với mình nhất là ở đối tác từ các nước châu Á, chứ các nước Mỹ và châu Âu thì cần rất nhiều thời gian để hoà nhập, họ sẽ tạo ra bất ổn trong M&A”.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A đã tăng trưởng gấp 5 lần trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp trong nước thực hiện M&A ngày càng phổ biến và chiếm khoảng 40% tổng giá trị các thương vụ M&A.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước