Nhà đầu tư nội có sẵn sàng chi hơn 2.200 tỷ đồng mua FPT?

Huy Hoàng-Thứ ba, ngày 14/07/2020 19:19 GMT+7

VTV.vn - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước chọn thời điểm giá cổ phiếu FPT cao nhất 14 năm đê thoái vốn.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa công bố thông tin bán đấu giá toàn bộ 46 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần FPT với giá khởi điểm là 49.400 đồng/cổ phần theo hình thức đấu giá cả lô, trong đó mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. 

Việc thoái vốn FPT đã được SCIC lên kế hoạch cách đây hơn 3 năm, tuy nhiên đến nay công ty này mới chính thức đấu giá công khai cổ phần FPT. Nếu đấu giá thành công, SCIC dự kiến thu về tối thiếu 2.273 tỷ đồng.

Tại sao SCIC quyết định thoái vốn thời điểm này?

Nhà đầu tư nội có sẵn sàng chi hơn 2.200 tỷ đồng mua FPT? - Ảnh 1.

Thị giá cổ phiếu FPT ở mức cao nhất 14 năm

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chọn thời điểm này để thoái vốn là dễ hiểu khi nhìn vào diễn biến giá của FPT. Sau giai đoạn giảm mạnh vào hồi cuối tháng 3 thì hiện đang ở mức giá hồi trước khi có dịch COVID-19 và cũng là mức giá cao nhất trong 14 năm niêm yết trên sàn chứng khoán của cổ phiếu này. Giá khởi điểm được đưa ra trên nguyên tắc so sánh với giá trung bình 30 phiên giao dịch gần nhất.

Nhà đầu tư nội có sẵn sàng chi hơn 2.200 tỷ đồng mua FPT? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) "SCIC mong muốn cung ứng cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam một sản phẩm tốt hơn, để thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước"

Theo Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước việc đưa ra thị trường một doanh nghiệp có hiệu quả, SCIC mong muốn cung ứng cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam một sản phẩm tốt hơn, để thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường Việt Nam nói chung và những cổ phiếu có thương hiệu như FPT

Nhà đầu tư ngoại quan tâm đến FPT là điều thấy rõ qua tỷ lệ sở hữu của khối này đã đạt mức tối đa 49%. Tức là nhà đầu tư ngoại có muốn cũng không thể mua mới thêm mà chỉ có thể sang tay quyền sở hữu và hưởng chênh lệch như cách mà Truck Capital Master Fund và Macquarie Bank Limited vừa thực hiện ngày 9/7 vừa qua. Tuy nhiên, nút thắt nới room không dễ dàng cởi bỏ.

Bởi lẽ, theo Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, nếu muốn mở room cho nhà đầu tư nước ngoài thì FPT phải sửa đổi các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, phải từ bỏ nhiều ngành nghề tạo ra doanh thu và lợi nhuận cùa mình. Với tỷ lệ sở hữu 5% của SCIC thì khó có thể quyết định việc này mà phải chờ đại hội cổ đông quyết định.

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến phiên thoái vốn, nới room thì không thể, tức là thương vụ hơn 2.200 tỷ đồng hoàn toàn trông cậy vào nhà đầu tư nội. Theo SCIC mong muốn nhà đầu tư nhìn nhận vào giá trị nội tại và kỳ vọng dòng tiền trong tương lai của FPT.

Về kết quả kinh doanh của FPT, doanh thu thuần năm 2019 đạt trên 27.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ghi nhận trên 4.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,92% so với năm 2018.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 được FPT công bố hồi cuối tháng 4, quý vừa qua, doanh nghiệp này đạt trên 6.600 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FPT trong quý I/2020 lại âm (-) 443 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này phải chi lượng lớn tiền để thanh toán các khoản nợ phải trả, chủ yếu là nợ phải trả người bán ngắn hạn và người lao động.

FPT lên kế hoạch năm 2020 đạt doanh thu tăng 17% so với năm 2019, cụ thể là 32.450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế mục tiêu dự kiến ghi nhận 5.510 tỷ đồng, tương ứng tăng 18% so với năm trước.

Nhà đầu tư nội có sẵn sàng chi hơn 2.200 tỷ đồng mua FPT? - Ảnh 3.

SCIC mong được thực hiện cơ chế giảm giá khi thoái vốn

Còn một giải pháp nữa để thương vụ này hút được nhà đầu tư nội là mức giá hấp dẫn. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT hiện đang giao dịch ở mức giá 48.550 đồng/cổ phiểu (giá đóng cửa ngày 14/7). Vốn hóa thị trường của FPT hiện đạt hơn 37.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá khởi điểm đấu giá là 49.400 đồng/cổ phiếu, tức là cao hơn thị giá hiện tại của FPT.

Nếu SCIC thực hiện theo điều lệ của doanh nghiệp này, tức là có có cơ chế giảm giá, tuy nhiên cơ chế này đang trong quá trình chỉnh sửa và nội dung được báo cáo trong chỉnh sửa Nghị định 32 và đang chờ được phê duyệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước