Phản ứng chính sách trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm

Việt Hoàng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 13/06/2018 10:53 GMT+7

VTV.vn - Bài viết trên tờ Đầu tư sáng 13/6 đánh giá rằng, dù chưa rõ ràng nhưng những lo ngại về chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm là có và đã bắt đầu được nhắc đến.

Phản ứng chính sách trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm - Ảnh 1.

Biểu đồ hình sin với hai dấu mốc 1997 và 2007 là thời điểm của 2 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. 1997 là bùng phát ở châu Á, còn 2007 là bắt đầu từ Mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là có hay không một "chu kỳ khủng hoảng 10 năm" lại sắp diễn ra và Việt Nam có nằm trong vòng xoáy đó?

Tờ Đầu tư có bài viết nhận định khả năng Việt Nam có bị ảnh hưởng. Theo bài viết, lần đầu tiên là vào khoảng 2 tháng trước, khi Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, trong một cuộc họp bàn về thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, cho rằng, đã đến lúc phải quan tâm đến yếu tố chu kỳ của nền kinh tế, bởi thông thường, sau một giai đoạn tăng trưởng cao, nền kinh tế sẽ chững lại. Cuối tuần vừa qua, chủ đề này lại được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc tới trong một buổi hội thảo với các nhà khoa học.

Phản ứng chính sách trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm - Ảnh 2.

Đầu năm 2018, chính Ngân hàng Thế giới - World Bank đã cảnh báo cuộc vui nào rồi cũng kết thúc và 2018 sẽ là năm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng gần như với toàn bộ tiềm năng nhưng tình hình "chỉ kéo dài trong vài năm tới. Sau đó, sẽ đến giai đoạn "hạ nhiệt", thậm chí suy thoái một khi các biện pháp kích thích tăng trưởng như hạ lãi suất gần như bằng 0 và nới lỏng định lượng… bắt đầu giảm hiệu quả.

Sau một khoảng thời gian tính toán cụ thể, trong báo cáo cập nhật cách đây ít ngày, World Bank tái khẳng định rằng, dù năm nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đạt mức cao (khoảng 3,1%) nhưng sẽ giảm dần trong 2 năm tới.

Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam hẳn nhiên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi qua thời gian, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện bằng 193% GDP của Việt Nam và Việt Nam đang trong top đầu các nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.

Nhìn thấy được điều này nên Chính phủ đã chỉ đạo các bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương… xây dựng báo cáo đánh giá rõ những rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tại buổi hội thảo cuối tuần qua, cũng "đặt hàng" các chuyên gia đưa ra các phương án cho chu kỳ khủng hoảng 10 năm. Việc chuẩn bị các kịch bản ứng phó sẽ giúp Việt Nam có những phản ứng chính sách kịp thời, tránh những cú sốc, một khi thực sự khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra.

Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Khủng hoảng các công ty công nghệ Khủng hoảng các công ty công nghệ Nợ tăng cao có thể đẩy Trung Quốc vào khủng hoảng tài chính Nợ tăng cao có thể đẩy Trung Quốc vào khủng hoảng tài chính

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước