Thiếu trầm trọng nguyên liệu điều do nhu cầu tăng mạnh

Lê Hải - Đức Dương (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 26/01/2016 21:45 GMT+7

Năm 2015, lượng điều chế biến khoảng 1,2 triệu tấn, nhưng lượng điều nhân trong nước chỉ đáp ứng được gần 50%

VTV.vn - Với sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, hiện nguyên liệu điều nhân để sản xuất trong nước đang thiếu trầm trọng.

Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 2,4 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng tiêu thụ tăng đột biến lên 4 lần so với năm ngoái khiến Công ty TNHH hạt điều Hoàng Phú dù đã chủ động trữ 500 tấn điều nhân từ đầu vụ năm ngoái để chế biến cho cả năm nhưng hiện cũng chỉ còn 30 tấn trong kho. Theo đại diện công ty, với nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng mạnh như năm nay, công ty chỉ còn đủ khả năng sản xuất tới Tết Âm lịch là hết nguồn nguyên liệu.

Ông Hoàng Chuẩn - Giám đốc Công ty TNHH hạt điều Hoàng Phú - cho biết: “Giờ chúng tôi cũng chỉ sản xuất để bán trong nước, không dám nhận các đơn hàng một vài tấn vì sợ thiếu nguyên liệu, còn nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì không dám dùng vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng”.

Không chỉ doanh nghiệp, người dân hiện cũng không còn hạt điều để bán dù giá điều nhân thu mua hiện đã tăng gấp đôi so với đầu vụ (đang ở mức 40.000 đồng/kg).

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2015 lượng điều chế biến là khoảng 1,2 triệu tấn nhưng lượng điều nhân trong nước chỉ đáp ứng được gần 50%, còn lại phải nhập khẩu từ Campuchia và một số nước châu Phi. Trong khi đó, người nông dân và doanh nghiệp lại thiếu vốn để trữ hàng nguyên liệu sau mỗi vụ thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Đạo - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước - lo ngại: “Nếu nguyên liệu không có chúng ta phải nhập, khi đó hạt điều trong nước và nước ngoài sẽ hòa lẫn, trong khi điều Việt Nam rất ngon, chất lượng khác hẳn”.

Dự kiến, sản lượng vụ điều vụ tới cũng tiếp tục giảm do hạn hán, cùng với đó khoảng 20% diện tích điều đã già cỗi cho sản lượng không cao. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu điều số 1 thế giới, hạt điều Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Mỹ chiếm gần 30% sản lượng, còn lại 60% là Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ và Nhật Bản.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước