Tiền Giang: DN không mặn mà với chương trình bình ổn giá

Duy Anh-Thứ năm, ngày 16/01/2014 06:00 GMT+7

Năm nay, tỉnh Tiền Giang chi hàng chục tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá vào dịp Tết Nguyên Đán thế nhưng, khác với những năm trước, nhiều doanh nghiệp tỏ ra chẳng mấy mặn mà với chương trình này.

Là 1 trong 7 doanh nghiệp chủ lực tham gia bình ổn giá năm nay nhưng nhiều mặt hàng thiết yếu tại Co.opmart Mỹ Tho có giá bán tương đồng với các điểm bán lẻ bên ngoài. Bởi đơn vị không nhận tiền vay hỗ trợ từ UBND tỉnh nên việc giảm giá sâu rất khó thực hiện vào lúc này.

Ông Nguyễn Văn Võ, Phó Giám đốc Co.opmart Mỹ Tho cho biết: "Năm nay, chúng tôi tự bỏ tiền ra để dự trữ hàng. Dự kiến các mặt hàng thiết yếu bán bằng giá bên ngoài và sẽ giảm giá từ 30-40% vào những ngày cuối năm".

Theo sở Công Thương Tiền Giang, năm nay, tổng giá trị vốn hàng hóa thiết yếu thuộc nhóm bình ổn giá là hơn 86 tỷ đồng/312,5 tỷ đồng tổng vốn hàng hóa dự trữ; tăng 26,5% so với năm trước. Trong đó chú trọng đến thị trường nông thôn với 18 điểm bán lẻ.

Thế nhưng, theo các đơn vị bán buôn, mức giá năm nay không rẻ mấy so với thị trường. Do khâu dự trữ hàng triển khai chậm, ngay thời điểm các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết bắt đầu tăng mạnh. Mãi lực tại các điểm bình ổn hiện giảm khoảng 25-30% so với năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc HTX Vĩnh Kim, Châu Thành cho biết: "Cuối tháng 11, đầu tháng 12 mới triển khai bình ổn có phần chậm, lúc này hàng thuộc nhóm bình ổn tăng khoảng 15-20%. Vì vậy, chúng tôi không dám nhập nhiều, vì thiếu vốn. Đến khi, gói hỗ trợ UBND tỉnh đưa ra với mức lãi suất 8,4%/năm lại cao không khác gì các ngân hàng khác cho vay".

Câu chuyện các doanh nghịêp ở tỉnh Tiền Giang không mặn mà với chương trình bình ổn giá cho thấy, việc bám sát thị trường, triển khai đồng bộ và kịp thời các giải pháp hỗ trợ là điều kiện để chương trình bình ổn giá phát huy tối đa hiệu quả, nhất là đảm bảo an sinh xã hội.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước