TPBank: Nợ xấu còn 0,48% nhờ tái cơ cấu

Minh Hường (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ bảy, ngày 14/11/2015 06:00 GMT+7

TPBank đã giảm nợ xấu từ 6,4% lúc trước cơ cấu năm 2011 xuống còn 0,48% trong 4 năm

VTV.vn - Khác với các ngân hàng yếu cần sáp nhập vào một ngân hàng khỏe khác, TPBank đã thực hiện một cuộc tự tái cơ cấu, ‘thay máu’ đầy ngoạn mục.

Thời điểm 2006 - 2011, bong bóng bất động sản phình to, không ít doanh nghiệp đã vay ngân hàng để đầu cơ bất động sản ngoài ngành kinh doanh chính. Năm 2011 - 2013, bong bóng xì hơi cũng là lúc không ít doanh nghiệp chìm ngập trong nợ. Khi ấy, Công ty Licogi 16 cũng bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ khi bất động sản lao dốc.

Ông Bùi Dương Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Licogi 16, cho biết: ‘Với vốn vay ngắn hạn là 200 tỷ đồng, có phần lớn là tài trợ cho bất động sản. Trong giai đoạn khủng hoảng của thị trường bất động sản, nếu như không có giải pháp quyết liệt và triệt để thì dẫn đến mất thanh khoản của Licogi 16’.

Ngân hàng cho vay khi ấy là TPBank buộc phải đối mặt với khả năng gánh món nợ xấu 200 tỷ đồng từ Licogi 16, đã đưa ra một quyết định: Cùng chịu đau với doanh nghiệp.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị TPBank, nói: ‘Việc đầu tiên của chúng tôi là phải làm việc cụ thể với khách hàng, tạo điều kiện cho họ bằng cách giảm toàn bộ nợ trong hạn, miễn lãi suất quá hạn, đưa lãi suất tại thời điểm đó trên thị trường chỉ còn 14%’.

Tự cắt vào lợi nhuận của mình để cứu khách hàng nhưng cũng là để tự cứu mình. TPBank đã giãn nợ và giảm lãi suất cho Licogi 16. Lúc đó, Licogi 16 đã không mất thanh khoản và dần trả hết nợ, TPBank thì tránh được một khoản nợ xấu 200 tỷ đồng. Cũng với cách ‘lùi một bước để tiến 2 bước’ như vậy, TPBank đã giảm nợ xấu từ 6,4% lúc trước cơ cấu năm 2011 xuống còn 0,48% trong 4 năm - mức thuộc dạng thấp nhất ngành.

Nhưng xử lý nợ xấu vẫn là chưa đủ nếu TPBank không thay đổi một chiến lược kinh doanh mới. Người sáng lập và hiện vẫn là một cổ đông của ngân hàng đã chỉ ra bài học căn bản về định hướng tái cơ cấu.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT, Nguyên Chủ tịch HĐQT Tiên phong Bank - nói: ‘FPT là một công ty tin học. Việc chúng tôi làm tốt nhất là đem kiến thức tin học phục vụ các ngân hàng, chứ không phải là chúng tôi vận hành một ngân hàng. Sự mất tập trung trong công tác lãnh đạo là nguyên nhân sâu xa của việc ngân hàng phải tái cấu trúc’.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Từ khóa:

tái cơ cấu

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước