Người nước ngoài trồng, tàng trữ cần sa khô sẽ bị xử lý ra sao?

Minh Đức-Thứ tư, ngày 09/06/2021 14:37 GMT+7

VTV.vn - Theo quy định, hành vi tàng trữ cần sa khô, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Ngày 5/6/2021, Công an phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về ma túy (Công an quận) tiến hành kiểm tra khu vực bãi giữa sông Hồng thuộc địa bàn phường Ngọc Thụy quản lý, phát hiện một người nước ngoài đã trồng cả trăm cây cần satàng trữ trái phép chất ma túy (cần sa khô)… Được biết, đối tượng có hành vi vi phạm trên là Tiberghien Frederec (SN 1966, quốc tịch Pháp, tạm trú và làm việc tại Công ty LAVIE Vũ Linh, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái).

Trên diện tích khoảng 3.000m2 tại bãi giữa do vợ, chồng đối tượng Frederec thuê, cơ quan chức năng đã kiểm đếm, thu giữ 115 cây cần sa tươi với trọng lượng 34kg và 40,268g cần sa khô. Theo quy định của pháp luật, Khoản 2 Điều 5 BLHS 2015 quy định, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXNCH Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trong trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như quy định nêu trên thì người nước ngoài phạm tội vẫn phải chịu hình phạt giống như công dân Việt Nam phạm tội theo pháp luật Việt Nam. Mức hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội.

Với hành vi tàng trữ cần sa khô, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Điều 249 BLHS 2015 quy định, người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 1-5 năm: Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy có khối lượng từ 1-dưới 10 kilôgam; Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 5-dưới 50 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 1 đến dưới 10 kilôgam…

Phạm tội thuộc trường hợp lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25-75 kilôgam… thì bị phạt tù từ 10-15 năm.

Về hành vi trồng cây cần sa, theo Điều 247 BLHS 2015, với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây, cá nhân vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.

Hà Nội: Phát hiện người nước ngoài trồng 3.000m2 cần sa ở bãi giữa sông Hồng Hà Nội: Phát hiện người nước ngoài trồng 3.000m2 cần sa ở bãi giữa sông Hồng

VTV.vn - Công an quận Long Biên (Hà Nội) thông tin chủ nhân của vườn cần sa rộng hơn 3.000m2 ngoài bãi giữa sông Hồng là một người nước ngoài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước