VIDEO: “Siết” thị thực với du học sinh tại Anh

Lại Hoa -Thứ năm, ngày 14/03/2013 10:19 GMT+7

Ảnh: VTV

 Chính phủ Anh vừa ban hành quy định mới về việc cấp thị thực cho sinh viên đã tốt nghiệp tại Anh. Theo đó, những người thuộc nhóm này chỉ được phép ở lại Anh nếu họ tìm được việc tại một công ty.

Du học tại Anh là ước mơ của hàng triệu sinh viên, không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới. Thế nhưng, nếu bạn đang có ý định du học ở Anh hay lên kế hoạch chuẩn bị cho con em mình sang Anh học tập thì nên cân nhắc lại. Bởi sau khi ra trường, chưa chắc bạn sẽ được ở lại Anh quốc để tiếp tục tìm kiếm việc làm và xây dựng sự nghiệp. Những quy định ngày càng khắt khe trong việc cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài đang trở thành mối lo ngại không chỉ đối với các du học sinh, mà còn cả với nền kinh tế nước Anh.

Trước kia, học đại học tại Anh là một vinh dự lớn đối với sinh viên nước ngoài, nhưng giờ đây lại là một điều ám ảnh. Gánh nặng chi phí học tập và sinh hoạt, học xong không tìm được việc làm. Và khi không tìm được việc, họ sẽ phải rời khỏi Anh. Chính phủ Anh vừa ban hành quy định mới về việc cấp thị thực cho sinh viên đã tốt nghiệp tại Anh. Theo đó, những người thuộc nhóm này chỉ được phép ở lại Anh nếu như họ tìm được việc tại một công ty, mà công ty này phải cam kết chu cấp tiền ăn ở trong vòng 2 tháng trước khi họ nhận được việc chính thức. Nhưng trong thời buổi khó khăn, hiếm có công ty nào hào phóng bỏ ra số tiền như thế.

Mùa hè năm ngoái, Arjunsathe đã tốt nghiệp tại một trường đại học hàng đầu ở Anh. Arjunsathe là sinh viên Ấn Độ duy nhất trong lớp còn ở lại Anh, tất cả bạn học của anh, không ai kiếm được một suất tài trợ của bất kỳ công ty nào. Arjunsathe cho biết: “Chưa bao giờ tìm việc ở Anh lại khó khăn đến thế, sinh viên chúng tôi ai cũng nản chí, bạn tôi họ trở về nước hết rồi. Về Ấn Độ, ai cũng khuyên sinh viên trong nước đừng sang Anh nữa, có quá nhiều khó khăn sau khi tốt nghiệp”.

Thông điệp phát đi ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng. Năm 2010, 40.000 sinh viên Ấn Độ đến học đại học tại Anh, một năm sau khi quy định thị thực thay đổi, số lượng sinh viên nộp đơn giảm tới 1/4.

Tại Anh, giáo dục là một trong những ngành “hái” ra tiền. Trung bình mỗi năm, các trường đại học thu được khoản tiền lên tới 8 tỷ Bảng. Giới chức nước này hiện lo ngại, nếu chính sách siết chặt thị thực đối với du học sinh tiếp tục kéo dài, thiệt hại đối với nền kinh tế là không nhỏ. Còn đối với Arjunsathe, cơ hội ở Anh vẫn rất mong manh. Bởi ai dám chắc, sau 2 tháng, công ty mà anh đang thử việc sẽ chính thức nhận anh vào làm việc.

Mời quý vị xem VIDEO chi tiết tại đây:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước