Cách phòng chống giun sán hiệu quả tại cộng đồng

Vì cuộc sống, icon
06:36 ngày 11/04/2014

Ngoài lý do đặc thù khí hậu nhiệt đới là nơi ký sinh trùng có thể phát triển thuận lợi thì thói quen vệ sinh, ăn uống của người dân cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến bệnh giun sán gia tăng.

Vệ sinh sạch sẽ giúp phòng ngừa giun sán.

Theo thống kê của Viện Sốt rét và Ký sinh trùng, mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu do giun móc và giun tóc. Theo ước tính, có đến 80% dân số Việt Nam bị nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc, 32% nhiễm giun móc. Tỷ lệ nhiễm phối hợp nhiều loại giun chiếm khá cao, từ 60-70%. Ngoài ra, tỷ lệ mắc sán như sán lá gan, sán chó, sán dây tương đối cao.

Bệnh giun sán gặp ở tất cả các đối tượng tùy từng loại. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất là trẻ em từ 2-5 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể của người dân đã được nâng cao, song bệnh giun sán truyền vẫn rất phổ biến.

Nguyên nhân chính do điều kiện khí hậu của nước ta rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng đường ruột phát triển và đi vào cơ thể người qua thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt tại một số địa phương, người dân vẫn ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, cua nướng, rau thủy sinh không nấu chín.

Một trong những loại sán nguy hiểm là sán lá phổi sống ký sinh trong các một số loại cua ốc như cua đá. Trong khi đó, người dân cũng như trẻ em ở các vùng núi như Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang có thói quen nướng cua đá để ăn.

Mặc dù tỷ lệ nhiễm giun sán cao tuy nhiên việc phòng tránh không qua khó khăn. Điều quan trọng nhất là phải giữ thói quen trong vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, đảm bảo môi trường sống tốt... Trong chuyên mục Vấn đề quan tâm của Tạp chí Vì cuộc sống sẽ đề cập tới việc phòng chống bệnh giun sán hiệu quả tại cộng đồng:

Cùng chuyên mục