Cảnh báo biến chứng sởi tăng cao

An Hải, icon
04:13 ngày 24/05/2014

Tại bệnh viện Phụ sản Nhi thành phố Đà Nẵng, từ khi phát hiện những ca sởi đầu tiên đến tháng 4 đã có 4 ca biến chứng. Chỉ trong vòng hơn nửa tháng sau, số ca biến chứng nặng phải thở máy đã tăng lên nhanh chóng.

Thành phố Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác tiêm phòng sởi và ngăn chặn bệnh sởi. Tuy nhiên, sự trở lại của dịch sởi sau 10 năm cũng là cảnh báo trong công tác phòng chống bệnh sởi khi đến nay đã có 400 ca mắc từ tháng 2 đến nay. Con số này không phải là nhiều so với các địa phương khác, nhưng cũng cần được lưu tâm trong điều kiện tình hình một số dịch bệnh có chiều hướng gia tăng hiện nay, đặc biệt là số ca biến chứng cũng ngày càng tăng lên.

‘ Hình minh họa

Tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Phụ sản Nhi thành phố Đà Nẵng, từ khi phát hiện những ca sởi đầu tiên đến tháng 4 đã có 4 ca biến chứng. Chỉ trong vòng hơn nửa tháng sau, số ca biến chứng nặng phải thở máy đã tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân là do 70% ca sởi đã bị biến chứng trước khi nhập viện.

Hiện nay, số ca mắc sởi phải nhập viện điều trị tại bệnh viện Phụ sản Nhi TP Đà Nẵng tăng lên mỗi ngày, trung bình khám mỗi ngày 40-50 trẻ nghi bệnh sởi và không ít các ca phải điều trị tích cực, thậm chí là thở máy, lọc máu. Tại bệnh viện, trong tuần, số ca tiếp nhận sởi vẫn duy trì mức dao động từ 80 đến 100 ca. Trong các ca sởi xác định từ đầu năm 2014 đến nay, hầu hết các ca bệnh đều biểu hiện sốt, phát ban, trong số trường hợp nhập viện điều trị nội trú chiếm đến 70% có biến chứng.

Bác sĩ Nguyễn Công Cảnh, Trưởng khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản Nhi, TP Đà Nẵng cho biết: “Biến chứng của sởi khó tránh khỏi vì sởi là bệnh do virus, suy giảm miễn dịch của cơ thể rất dữ dội, tỷ lệ biến chứng trội lên. Cách tốt nhất để để phòng sởi chỉ có thể tiêm vaccine sởi”.

Bên cạnh tình trạng cho trẻ nhập viện quá trễ khi đã có biến chứng, có rất nhiều trường hợp chỉ cần chăm sóc, cách ly, điều trị tại nhà nhưng gia đình vẫn muốn cho trẻ nhập viện dẫn đến gia tăng số trường hợp nhập viện không cần thiết, tăng nguy cơ quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh viện Phụ sản Nhi TP Đà Nẵng đã ghi nhận gần 600 ca mắc sởi của các tỉnh, thành khu vực miền Trung (trong đó riêng Đà Nẵng chiếm đến 79%), chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Hiện, bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị gần 50 ca mắc sởi. Thực tế cho thấy, nâng cao ý thức phòng bệnh vẫn là giải pháp hữu hiệu để hạn chế bệnh lây lan và trở thành dịch.

Cùng chuyên mục