Chẩn đoán và điều trị bướu nhân nhiễm độc giáp

Lê Thạch, icon
03:04 ngày 26/03/2018

VTV.vn - Bướu nhân nhiễm độc tuyến giáp có chức năng “tự trị”. Đây là một trong những bệnh lý cường chức năng tuyến giáp thường gặp.

Bướu nhân nhiếm độc tuyến giáp hình thành do sự tăng sinh một phân như mô tuyến giáp tạo thành nhân và các nhân này trở nên cường chức năng (nhân có chức năng tự trị). Bướu nhân nhiễm độc giáp thường gặp ở lứa tuổi trên 60.

Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp

- Lâm sàng: thường kế hợp 1 bướu giáp nhân và triệu chứng có nhiễm độc giáp ( mệt mỏi, dễ kích động, tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, run đầu chi, đánh trống ngực, ăn không ngăn, sút cân, rối loạn kinh nguyệt,…)

- Cận lâm sàng: xét nghiệm hooc môn có biểu hiện cường chức năng tuyến giáp.

- Hình ảnh siêu âm: có hình ảnh nhân đặc ở một thùy tuyến giáp hoặc ở eo tuyến giáp.

Điều trị bướu nhân tuyến giáp

- Điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định khi có nhân lớn hoặc nhân có triệu chứng chèn ép. Phẫu thuật được tiến hành khi điều trị nội khoa đạt bình giáp.

- Điều trị bằng iod phóng xạ được chỉ đinh trong mọi trường hợp trừ khi có thai. Đây là phương pháp điều trị có giá trị và hiệu quả, đặc biệt với người cao tuổi, những người cần cân nhắc phẫu thuật.

- Tiêm cồn vào nhân qua da: đây là phương pháp điều trị khá hiệu quả, tỷ lệ bình giáp đạt từ 65-80% sau 12 tháng điều trị. Tiêm được nhắc lại từ 2-12 lần mỗi tuần, khi thể tích nhân dưới 15ml.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục