Để không bị nghẹn khi ăn

Theo Dân trí, icon
09:36 ngày 23/10/2017

Các chuyên gia đang cảnh báo, ở các nước Anh, Scotland và xứ Wales tỷ lệ tử vong do nghẹn đường thở tăng 17% trong năm vừa qua chỉ vì “quên” mất cách nhai thức ăn thế nào là đúng.

Ảnh minh họa

Các số liệu của chính phủ các nước cho thấy có 289 ca tử vong do nghẹt thở ở Anh, Scotland và xứ Wales vào năm 2016 - tăng 17% so với năm trước. Người lớn trên 45 tuổi chiếm 91% số ca tử vong được ghi nhận, trong khi trẻ em được cho là có nguy cơ bị nghẹt thở nhất và có thể bị tử vong ngay trong vài phút. Điều đáng nói, 85% số ca tử vong vì nghẹt thở là do thức ăn gây ra.

Các chuyên gia đang quan ngại về sự gia tăng số người tử vong và việc nhai không đúng cách là lý do thúc đẩy sự gia tăng này. Ở trẻ em, chúng ta có thể kiểm soát bằng cách chia nhỏ thức ăn phù hợp và không để trẻ cầm nắm những vật dụng nhỏ có thể nuốt gây ra hóc dị vật đường thở.

Người lớn cần lưu ý đến tốc độ nhai và nuốt, cuộc sống hiện đại cuốn con người ta sống nhanh, sống gấp nhưng khi ăn uống, hãy cẩn thận, nhanh một giây, đi cả đời. Đồng thời, thói quen vừa ăn vừa cười và nói cũng làm tăng nguy cơ bị nghẹn hay nghẹt thở. Cần bỏ ngay thói quen này.

Khi bị nghẹn hay nghẹt thở, người bị mắc phải sẽ không thể nói, khóc, ho hay thở và nếu không có sự giúp đỡ kịp thời và hợp lý sẽ trở nên mất nhận thức. Oxy sẽ không lên được não. Do đó, không nhai thức ăn đúng cách có thể cướp đi sinh mạng trong vòng 10 phút.

Thủ thuật Heimlich manoeuvre

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên áp dụng thủ thuật Heimlich manoeuvre để loại bỏ dị vật gây nghẹt thở ra khỏi họng. Thủ thuật Heimlich manoeuvre có nghĩa là thủ thuật 5 lần đẩy bụng. Sử dụng một chiếc ghế, người lớn có thể tạo đủ áp lực để loại bỏ dị vật mắc ở đường thở.

Trong trường hợp chỉ có một mình, không có sự cấp cứu xung quanh, hãy tự thực hiện thủ thuật này để cứu sống tính mạng của bản thân theo cách sử dụng ghế hoặc sử dụng tay.

Để không bị nghẹn khi ăn - Ảnh 1.

Thủ thuật Heimlich manoeuvre cứu người bị nghẹn, hóc dị vật

Sử dụng một chiếc ghế

Bước 1: Tìm một chiếc ghế ngay lập tức (hình bên trái)

Bước 2: Lót vùng bụng vào phần lưng ghế ép vào đường thở (hình giữa)

Bước 3: Sử dụng hai tay để nắm ghế sau đó đẩy đủ lực ép vào ghế để cho dị vật ra ngoài (hình phải)

Lưu ý nên đặt lên phần lưng ghế, tránh phần góc ghế có thể gây chấn thương.

Sử dụng tay

Nắm tay lại thành hình nắm đấm và đặt tay lên bụng vị trí phía trên rốn. Sử dụng bàn tay kia để đẩy mạnh và thực hiện đầy bụng theo hình chữ J, nghĩa là ấn vào rồi đẩy lên trên.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục