Để phát hiện ung thư phổi sớm không nên bỏ qua điều này

Theo VOV, icon
10:50 ngày 28/10/2017

VTV.vn - Ung thư phổi hiện có tỉ lệ tử vong nhưng cơ hội kéo dài cuộc sống sau 5 năm và chữa khỏi rất cao nếu phát hiện sớm.

Người dân cần tầm kiểm soát ung thư định kỳ được khuyến cáo 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

BS.CKI. Lê Thị Hoài Thanh, chuyên khoa Hô Hấp - BVĐK MEDLATEC cho biết, ung thư phổi là loại ung thư hay gặp nhất được xếp hàng đầu trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới.

Theo thống kê, ở nước ta đến năm 2013, tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng gấp 4 lần, lên con số 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong.

Ung thư phổi có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ. Trong đó, 85% bệnh nhân thuộc loại ung thư không tế bào nhỏ. Ở giai đoạn sớm, triệu chứng ung thư phổi thường nghèo nàn, thậm chí không có triệu chứng. Khi bệnh ung thư phát triển, thường có các triệu chứng như: ho khan, ho khạc đờm hoặc lẫn máu, khó thở. Nếu thấy đau ngực, nói khàn, nuốt nghẹn, nấc, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên thì ung thư phổi thường đã sang giai đoạn muộn…

Theo BS.CKI. Lê Thị Hoài Thanh, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi rất cao. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người không nên bỏ qua các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang phổi, soi phế quản, PET/CT, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng…

Ngoài ra, việc chẩn đoán ung thư cần phải dựa vào các dấu ấn ung thư, các xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư phổi như: CYFRA 21-1 , SCC, CEA, CYFRA, NSE, ProGRP… nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư tiềm ẩn cơ thể. Dấu ấn ung thư hay còn gọi là dấu ấn khối u là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư.

Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát. Có khoảng hơn 20 dấu ấn ung thư có thể được thực hiện để biết bệnh sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc tầm kiểm soát ung thư phổi nói riêng và các loại ung thư nói chung cần được thực hiện định kỳ giúp phát hiện các căn bệnh ung thư từ giai đoạn mầm mống. Mọi người nên tầm soát định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Riêng đối với người có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư, nghiện thuốc lá… cần tầm soát với thời gian ngắn hơn.

96,8 các ca ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá 96,8 các ca ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá

VTV.vn - Việc hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh tật, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm tới 96,8%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục